Tận dụng hiệu ứng lan truyền ‘social proof’ trong thương mại điện tử

Chia sẻ:
social-proof-trong-thuong-mai-dien-tu

Mục lục

Social proof là một trong những công cụ tiếp thị hiệu quả nhất để tăng tỷ lệ chuyển đổi và sự tin tưởng của khách hàng, đặc biệt đối với thương mại điện tử. Social proof có nhiều dạng khác nhau, hình thức thường thấy nhất là đánh giá của người dùng hay influencer.

>> Xem thêm: Thương mại điện tử Việt Nam: Ngành hàng nào đang chiếm ưu thế trên thị trường?

>> Xem thêm: 3 Xu hướng tác động đến Thương mại điện tử Đông Nam Á năm 2021

Hiệu quả tiếp thị của social proof đối với hành vi của người tiêu dùng là không thể phủ nhận. Vậy chính xác social proof là gì? Làm thế nào để chiến dịch tiếp thị thành công với social proof? Boxme sẽ nói kĩ hơn ngay dưới đây!

Social proof là gì?

Social proof được hiểu là hiệu ứng lan truyền chỉ một hiện tượng tâm lý của con người tiếp nhận những hành động hay phản ánh của một hay nhóm người họ tin tưởng, điều này ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và hành vi của chính họ. Hiểu đơn giản là người tiêu dùng muốn tiếp cận sản phẩm thông qua chia sẻ từ những người họ thích hoặc tin tưởng, chứ không phải từ thương hiệu cung cấp sản phẩm đó. 

Hiệu ứng lan truyền hiện hữu xung quanh chúng ta, ví dụ như việc thương hiệu đăng tải video một influencer rất được yêu quý đang sử dụng sản phẩm của họ,… Nếu bạn đang sở hữu một cửa hàng TMĐT, chắc chắn việc tận dụng hiệu ứng lan truyền đúng cách sẽ mang lại tỉ lệ chuyển đổi tốt hơn cho trang web của bạn.

social-proof

Những ưu điểm khi sử dụng social proof để tiếp thị cho cửa hàng TMĐT:

  • Tạo niềm tin: 82% người mua đọc các bài đánh giá để nghiên cứu về thương hiệu hay sản phẩm trước khi mua hàng. Và nếu bạn là một doanh nghiệp mới, social proof có thể là một yếu tố quyết định đối với hành vi người mua.
  • Hiệu ứng đoàn tàu (Bandwagon effect): Một cuốn sách với hơn một triệu bản được bán ra luôn thu hút nhiều độc giả hơn. Đối với Thương mại điện tử, 76% người tiêu dùng tin tưởng tin tưởng các sản phẩm được gia đình, bạn bè giới thiệu. 
  • Hiệu lực thẩm quyền: Một công ty có lời chứng thực từ các công ty khác hoặc các chuyên gia trong ngành thường có nhiều “quyền hạn” hơn. Ví dụ một sản phẩm công nghệ mới được Apple xác nhận sẽ nhanh chóng được đón nhận và có tiếng nói hơn.

Đó là lý do tại sao việc xây dựng lòng tin, thêm uy tín và phá bỏ rào cản giữa thương hiệu và khách hàng là rất có lợi đối với các doanh nghiệp Thương mại điện tử. 

>> Xem thêm: Lợi thế bán hàng Thương mại điện tử ra khu vực Đông Nam Á của Doanh nghiệp Việt Nam 2021

>> Xem thêm: Tìm nguồn hàng bán online trên Shopee có thể bạn chưa biết

Các phương pháp tận dụng social proof trong TMĐT

Với sự phát triển của internet, người tiêu dùng tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ nào đó chỉ bằng một click chuột. Tuy nhiên, thúc đẩy hành vi mua hàng diễn ra nhanh chóng hơn lại là hiệu ứng lan truyền – social proof.

Đánh giá của người mua

Đây là một trong những phương pháp ứng dụng phổ biến nhất của social proof. Trên thực tế, 91% người tiêu dùng cho biết các đánh giá tích cực khiến họ có nhiều khả năng mua sản phẩm hơn. Bạn có thể thử áp dụng 2 cách dưới đây cho kênh bán thương mại điện tử của mình:

Một là, hãy hiện thị các đoạn đánh giá của khách hàng lên website của bạn. Điều này tạo thêm uy tín về sản phẩm và thúc đẩy mạnh mẽ tỷ lệ chuyển đổi. 

Hai là, hãy hiển thị đánh giá của khách bên ngoài website của bạn. Tức là sử dụng các trang blog chuyên review, các hội, nhóm chia sẻ về chủ đề liên qua đến sản phẩm của bạn để hiển thị những đánh giá đó một cách tự nhiên nhất.

Để khuyến khích khách hàng của bạn đánh giá chất lượng sản phẩm/ dịch vụ mà bạn cung cấp, hãy gửi cho họ email kèm với một voucher giảm giá cho lần sau. Cách này không chỉ giúp tăng khả năng quay trở lại của khách mà bạn cũng sẽ có được những đánh giá làm tư liệu tiếp thị.

Người mua đăng tải nội dung về sản phẩm

Đây chính là một cách để lan toả sản phẩm/dịch vụ của bạn với một tốc độ khủng khiếp. Ví dụ trong khi lướt web, bạn bắt gặp vài người bạn mặc chiếc áo phông có hình mặt cười và tần suất hiện thị càng nhiều, bạn sẽ cho rằng đây đang là trend của thị trường và dễ dàng mua cho mình 1 chiếc áo tương tự.

>> Xem thêm: Đại dịch Covid-19 làm thay đổi thói quen mua hàng truyền thống của người tiêu dùng Việt?

>> Xem thêm: Các cách làm tăng doanh thu x5 lần từ Instagram Shop

Vậy ứng dụng phương pháp này cho cửa hàng của bạn như thế nào khi mà việc thu thập hình ảnh/clip từ khách hàng còn khó hơn rất nhiều với đánh giá dạng văn bản?

Một là, bằng cách tự nhiên nhất hãy khuyến khích khách hàng chụp ảnh hay quay clip ngắn về trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của bạn. Bạn có thể tạo thêm động lực cho họ bằng việc tặng họ một voucher cho làn mua hàng tiếp theo.

Hai là, áp dụng cách “không tự nhiên”. Ví dụ sản phẩm chính của bạn là áo phông in hình, khách hàng mục tiêu là học sinh sinh viên yêu thích sự khác biệt và thoải mái. Hãy dành khoảng 100-150 chiếc áo để tặng miễn phí cho những họ và chỉ yêu cầu họ đăng tải hình ảnh hoặc video lên trang cá nhân. Các đối tượng này có thể là những người có lượng tương tác tốt trên mạng xã hội, hay có từ 1000 followers trở lên… Nếu hoạt động tốt, cách này có thể giúp sản phẩm của bạn nhanh chóng tạo thành một trào lưu.

KOLs – Người có sức ảnh hưởng

KOLs là những chuyên gia nổi tiếng trong một lĩnh vực nào đó và có sức ảnh hưởng nhất định tới hành vi tiêu dùng. Tùy thuộc vào thương hiệu, “sự chứng thực” của KOL có thể là tự nhiên hoặc mất phí (dưới hình thức hợp đồng). Ví dụ như David Beckham ký hợp đồng trọn đời với Adidas với giá 150 triệu USD.

social-proof-trong-thuong-mai-dien-tu

Với hình thức này bạn có thể tự do lựa chọn KOL phù hợp với thương hiệu, sản phẩm cũng như ngân sách bạn mong muốn. Thậm chí có những bạn KOL ít lượt theo dõi hơn và phạm vi ảnh hưởng nhỏ hơn nhưng đem lại hiệu quả tốt hơn, nhất là với những doanh nghiệp nhỏ. Một trong những nền tảng tốt nhất để sử dụng KOLs là Instagram.

Trên đây là những gợi ý của Boxme về các cách tận dụng social proof trong marketing và thực sự có hiệu quả tốt với thương mại điện tử. Hi vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích!

Có thể bạn quan tâm

>>> Kinh doanh trực tuyến: 4 tips giữ chân khách hàng của bạn

>>> Lựa chọn sàn thương mại điện tử nào để bắt đầu kinh doanh?

>>> Thương mại điện tử Việt Nam 2021: Kênh bán nào là phù hợp?

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á