3 Xu hướng tác động đến Thương mại điện tử Đông Nam Á năm 2021

Chia sẻ:
thuong-mai-dien-tu-dong-nam-a

Mục lục

Tác động lớn nhất của đại dịch Covid-19 đến nay có thấy là thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực bán lẻ trên toàn cầu. Doanh số bán hàng thương mại điện tử trong năm 2020 đã tăng thêm 183 tỷ USD, tương đương 42% so với năm 2019. Sự thay đổi này mang tính toàn cầu và đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam Á.

Theo báo cáo của iPrice Group và App Annie vào tháng 9/2020, việc sử dụng các ứng dụng mua sắm Android ở Đông Nam Á đã tăng 39% trong vòng 3 tháng. Việt Nam, Thái Lan và Philippines có mức tăng trưởng lên đến 55%.

Khi người tiêu dùng cài đặt các ứng dụng mua sắm, mở tài khoản kỹ thuật số và bắt đầu cảm thấy yêu thích việc mua hàng trực tuyến, sẽ mất rất nhiều thời gian để thay đổi thói quen mới này. Trong tương lai, Thương mại điện tử chắc chắn sẽ có những bước phát triển đột phá hơn.

>> Xem thêm: 5 Tips giúp tạo chiến lược thương mại điện tử quốc tế thành công

>> Xem thêm: Tổng hợp các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần và hỗ trợ thương mại điện tử nội bật tại Đông Nam Á

Kỷ nguyên của B2B

Đông Nam Á không phải là một “sân chơi” mới của những  “gã khổng lồ” thương mại điện tử B2C. Nhưng bắt đầu từ năm 2020, xuất hiện nhiều hơn các doanh nghiệp B2B tham gia tại thị trường này.

Các doanh nghiệp đã mở rộng hoạt động kinh doanh trực tuyến, nhanh chóng xác định lại chuỗi cung ứng và hoàn tất đơn hàng. Bên cạnh đó, những người mua B2B đặc biệt là các chủ cửa hàng bán lẻ, chiếm 70-85% thị trường bán lẻ FMCG ở Indonesia, Philippines và Việt Nam. Những người này cũng trở nên thoải mái hơn nhiều với việc ứng dụng công nghệ.

thuong-mai-dien-tu-b2b

Theo Forrester, thương mại điện tử B2B trong khu vực sẽ tăng trưởng ở mức 12,1% mỗi năm, với cốt lõi là các thị trường trực tuyến B2B đối với việc thay đổi hành vi người mua. Đó là lý do tại sao vào năm 2020, nhiều nền tảng thương mại điện tử B2B ở Đông Nam Á đã xuất hiện và bắt đầu thu hút các nhà đầu tư.

Telio được cho là nền tảng Thương mại điện tử B2B đầu tiên của Việt Nam, đã huy động được 25 triệu USD trong một vòng Series A. Trong khi ở Indonesia, GudangAda đã bảo đảm hai vòng tài trợ liên tiếp, với tổng số tiền lên đến 40 triệu USD.

thuong-mai-dien-tu-b2b2c-viet-nam

Tháng 10/2020 vừa qua, Tập đoàn Vingroup đã chính thức ra mắt VinShop – mô hình bán lẻ B2B2C lần đầu tiên tại Việt Nam, cung cấp cho các chủ cửa hàng một nền tảng kỹ thuật số, nơi họ có thể đặt hàng trực tiếp từ các nhà cung cấp và đại lý.

Zilingo đã huy động được vòng Series D trị giá 226 triệu USD để có cơ hội số hóa chuỗi cung ứng thời trang ở Thái Lan, Singapore và Indonesia.

Thương mại xã hội và thanh toán kỹ thuật số trở thành xu hướng

Trong quý 2 năm 2020, theo thống kê của iPrice và App Annie, tổng số phiên trên ứng dụng mua sắm trên điện thoại Android ở Đông Nam Á đã đạt 65,1 tỷ USD, cao nhất từ ​​trước đến nay. Đối với một số quốc gia như Việt Nam, Thái Lan và Philippines, số lượt truy cập vào các ứng dụng mua sắm trên Android đã tăng hơn 40% chỉ trong vòng ba tháng, đây là con số ấn tượng vượt qua mọi kỳ vọng.

Sự gia tăng sử dụng ứng dụng này đang tạo ra cơ hội lớn cho thương mại xã hội và thanh toán kỹ thuật số trong thương mại điện tử.

thuong-mai-dien-tu

>> Xem thêm: Lợi thế bán hàng Thương mại điện tử ra khu vực Đông Nam Á của Doanh nghiệp Việt Nam 2021

>> Xem thêm: 3 Xu hướng Thương mại xã hội gia tăng ở Malaysia năm 2021

Chính phủ Singapore gần đây đã đẩy nhanh việc áp dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cùng với nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp.

Tại Indonesia, 55% người tiêu dùng khẳng định họ đang mua hàng trực tuyến nhiều hơn. Các công ty khởi nghiệp về ví điện tử như GoPay, Ovo và Dana được Ant Financial hỗ trợ phát triển toàn diện.

Tại Việt Nam, công ty khởi nghiệp thanh toán kỹ thuật số VNPay đã trở thành một soonicorn vào cuối năm 2020. Trong khi đối thủ của họ là MoMo có được 10 triệu người dùng mới, tăng gấp đôi số lượng người dùng trong năm 2020.

Trong khi đó, gã khổng lồ e-commerce Shopee ghi nhận 120 triệu lượt xem tại Shopee Live Indonesia cho sự kiện Livestream tháng 4.

Bán hàng thương mại điện tử xuyên biên giới

Báo cáo của Seal Commerce Asia tại châu Á cho thấy vào năm 2020, số lượng cửa hàng mới do người bán châu Á mở trên Shopify cao hơn 112% so với năm 2019. Người bán từ châu Á cũng tăng từ 9% lên 11% tổng số cửa hàng mới vào năm 2020. Ba cái tên nổi bật ở Đông Nam Á là Việt Nam, Singapore và Philippines.

thuong-mai-dien-tu-xuyen-bien-gioi

Với số lượng các cửa hàng mới liên tục tăng trên các nền tảng Shopify, Amazon…, việc bán hàng xuyên biên giới vào phương Tây sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp Đông Nam Á.

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị giúp bạn mở rộng kinh doanh sang thị trường Đông Nam Á, Boxme có thể là đối tác lý tưởng của doanh nghiệp bạn.

Boxme là nhà cung cấp dịch vụ Fulfillment hàng đầu Đông Nam Á, kết nối toàn bộ chuỗi giá trị của thị trường thương mại điện tử. Mạng lưới fulfillment của Boxme cho phép người bán trên toàn thế giới dễ dàng kinh doanh tại các nước trong thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á mà không cần hiện diện tại các quốc gia này. 

Có thể bạn quan tâm

>>> Những Vấn Đề Thường Gặp Trong Hoàn Tất Hậu Cần TMĐT Và Cách Khắc Phục

>>> Kinh doanh cửa hàng trực tuyến hay ngoại tuyến? Lựa chọn của doanh nghiệp 2021

 >>> Mỹ phẩm Halal trở thành xu hướng mới ở các nước Đông Nam Á

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á