Lợi thế bán hàng Thương mại điện tử ra khu vực Đông Nam Á của Doanh nghiệp Việt Nam 2021

Chia sẻ:
doanh-nghiep-viet-nam-ban-hang-thuong-mai-dien-tu-ra-dong-nam-a

Mục lục

Trong bối cảnh Thương mại điện tử phát triển nở rộ ở trên thế giới như hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được loại bỏ rào cản kinh doanh đa quốc gia. Đặc biệt trở thành cơ hội cho các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á khi tổng giá trị ngành này lên đến 100 tỷ USD vào năm 2020.

Cuộc đua chiếm lĩnh thị trường giữa các tập đoàn Thương mại điện tử quốc tế

Nhận thấy tiềm năng phát triển của các quốc gia Đông Nam Á mới nổi, Alibaba, SeaAmazon từ sớm đã đồ không ít vốn đầu tư để xây dựng vị thế của mình trên thị trường Đông Nam Á. 

doanh-nghiep-viet-nam-ban-hang-thuong-mai-dien-tu-ra-dong-nam-a

Thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba, Lazada có mặt ở Việt Nam từ năm 2012. Luôn nằm trong top đầu trên bảng xếp hạng các sàn giao dịch thương mại điện tử hàng đầu tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. 3/2018, Alibaba đổ thêm 2 tỷ USD vào Lazada để tăng khả năng cạnh tranh.

doanh-nghiep-viet-nam-ban-hang-thuong-mai-dien-tu-ra-dong-nam-a

Shopee – trực thuộc SEA, là đối thủ lớn nhất của Lazada trên sàn Đông Nam Á, được định hướng là sàn thương mại điện tử phát triển trên thiết bị di động. Shopee hiện đã có mặt trên 5 nước Đông Nam Á, Đài Loan và Brazil. 

doanh-nghiep-viet-nam-ban-hang-thuong-mai-dien-tu-ra-dong-nam-a

Với sự thành công của mình trong 25 năm tại Mỹ, Amazon đã chính thức “nhập cuộc” thị trường Đông Nam Á vào năm 2017 với nguồn lực tài chính dồi dào và hệ thống hoàn thiện đơn hàng chuyên nghiệp. 

Thương mại điện tử tại các quốc gia Đông Nam Á mới nổi trở nên sôi động hơn trong suốt một thập kỷ qua khi có được sự đầu tư của các tập đoàn quốc tế. Các nền tảng này liên tục đưa ra các chiến dịch bán hàng hấp dẫn để kích cầu, liên tục ghi nhận các mức doanh thu khủng vào những dịp lễ hội.

Người tiêu dùng dần thay đổi thói quen mua sắm

Thói quen mua hàng của người tiêu dùng ASEAN có những thay đổi tích cực. Từ việc chỉ quen với giao dịch truyền thống, mặt đối mặt, được cầm, ngắm và có thể được thử sản phẩm, thì nay họ đã dần tiếp cận và yêu thích hình thức mua sắm trực tuyến.

Sự bùng nổ của dịch Covid-19 cũng đã ảnh hưởng to lớn đến thói quen tiêu dùng của con người, phát sinh nhiều hơn nhu cầu mua sắm trực tuyến, vượt xa khỏi ước tính trước đó của nền thương mại điện tử. 

Các hình thức thanh toán trực tuyến thông qua thẻ ngân hàng, tài khoản thanh toán trực tuyến, ứng dụng thanh toán trung gian trở nên phổ biến hơn. Xu hướng thanh toán trực tuyến tăng trưởng mạnh mẽ khi có đến 41% các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ được thực hiện online.

>>> Xem Thêm: Đông Nam Á – Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế gì khi bán hàng Thương mại điện tử ra khu vực Đông Nam Á?

Kinh doanh Thương mại điện tử không còn là khái niệm mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Muốn mở rộng thị trường, doanh nghiệp có rất nhiều cách tiếp cận khách hàng xuyên biên giới. Trong đó, bán hàng Thương mại điện tử là cách phổ biến và ít rủi ro nhất.

“Việt Nam có năng lực sản xuất rất tốt, ngành hàng đa dạng chi phí rẻ. Đây là yếu tố then chốt để doanh nghiệp Việt Nam ổn định nguồn cung. Bên cạnh đó, năng lực quảng cáo của các đơn vị digital marketing hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng thương mại điện tử cũng rất tuyệt vời. Hai điều này chính là lợi thế vượt trội giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể thành công trên thị trường TMĐT Đông Nam Á.” – Ông Ngô Mạnh Tùng CMO Boxme Global chia sẻ.

Tuy nhiên, việc giao vận tại các nước Đông Nam Á gặp nhiều khó khăn do đặc điểm địa hình phức tạp, chi phí vận chuyển đơn lẻ cao và nhiều rủi ro khi giao vận quốc tế. Ví dụ như Indonesia bao gồm hơn 17.000 hòn đảo và một phần lớn khách hàng sống ở những khu vực không có đường trải nhựa hoặc biển báo rõ ràng.

doanh-nghiep-viet-nam-ban-hang-thuong-mai-dien-tu-ra-dong-nam-a

Hiểu được những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải, Boxme cung cấp dịch vụ Fulfillment với hệ thống kho bãi rộng khắp 5 nước Đông Nam Á bao gồm Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và tự động hóa việc hoàn tất đơn hàng. 

Có thể bạn quan tâm

>>> Làm sao để bán hàng Shopee với tag Ship quốc tế – Hướng dẫn bán hàng Shopee toàn Đông Nam Á

>>> Tiềm năng bán hàng Amazon năm 2021 cho người bán Việt Nam

>>> Malaysia thống trị thị trường Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á