Nền thương mại điện tử Thái Lan năm 2020 được định giá 7 tỷ USD và kỳ vọng đạt 15 tỷ USD vào năm 2025 (theo Google & Temasek). Việc sử dụng internet và các nền tảng trực tuyến ở Thái Lan cũng đang có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc. Trung bình người Thái dành 9 giờ mỗi ngày cho Internet, cao hơn mức trung bình toàn cầu.
Đây được coi là “cơ hội vàng” để những người bán hàng trực tuyến tiếp cận được nhiều hơn người tiêu dùng tiềm năng, bao gồm cả các doanh nghiệp nước ngoài muốn tiến vào thị trường này. Boxme đã tổng hợp tất cả các nền tảng phổ biến mà người tiêu dùng Thái Lan sử dụng nhiều nhất tại bài viết này.
>> Xem thêm: Lựa chọn ngành hàng nào để bán trực tuyến tại thị trường Thái Lan?
>> Xem thêm: 3 Xu hướng tác động đến Thương mại điện tử Đông Nam Á năm 2021
Nền tảng thương mại điện tử
Thương mại điện tử Thái Lan được thống trị bởi 2 sàn chính, lớn nhất khu vực là Shopee và Lazada.
Lazada
Lần đầu xuất hiện tại Thái Lan vào năm 2012, đến nay, Lazada đã có hơn 33 triệu lượt truy cập mỗi tháng (Theo Iprice). Với sự tiên phong trong lĩnh vực tiêu dùng trực tuyến cùng các chính sách ưu đãi cho người mua và người bán, Lazada đã có được những vị thế của mình trên thị trường Thái Lan.
Shopee
Là nền tảng đến sau, tuy nhiên Shopee cũng đã có những giá trị cạnh tranh nhất định trên thị trường Đông Nam Á. Từ quý I năm 2020, Shopee đã vượt qua Lazada về số lượt truy cập website để vươn lên vị trí số 1 thị trường Thái Lan.
>> Xem thêm: Xây dựng kênh bán Shopee thành công: 9 Bước để kéo traffic Shopee
>> Xem thêm: 4 xu hướng marketing được ưa chuộng tại Thái Lan năm 2020
Shopee tổ chức các chiến dịch bán hàng hàng tháng (Sale lớn vào các ngày 1/1, 2/2, 3/3,…) và hoạt động tương tác với khách hàng (Shopee Live, Game trực tuyến,…). Shopee đang dần biến mua sắm trực tuyến trở thành thói quen thường xuyên của người Thái.
Mạng xã hội
Ngay cả với sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử ở Thái Lan, thì Facebook vẫn được coi là kênh bán hàng chính của nhiều người kinh doanh trực tuyến. Người tiêu dùng Thái Lan có xu hướng mua sản phẩm thông qua việc trò chuyện. Họ có thể tham khảo ý kiến của người bán và kiểm tra độ uy tín trước khi mua hàng. Ngoài ra, Facebook cũng là một kênh lý tưởng để chạy quảng cáo hiệu quả.
Đến năm 2020, số người dùng mạng xã hội Instagram đã đạt 1 tỷ người trên toàn thế giới và 12 triệu người ở Thái Lan. Giao diện trực quan và tính năng “Insta story” đã làm cho việc mua sắm trực tuyến trên Instagram gần gũi và dễ tiếp cận hơn.
Hiện nay, Instagram đã phát triển và cập nhật nhiều tính năng mới giúp người dùng tự tạo những filter riêng cho mình. IGTV, Reels, Live.. cũng là các lựa chọn giúp người dùng làm phong phú hơn các nội dung mà họ đăng tải.
Twitter là phương tiện truyền thông xã hội lớn thứ ba ở Thái Lan – kênh mở đầu cho các xu hướng mua sắm khác nhau. Người dùng có thể đăng và bình luận mà không cần phải xác định danh thực. Do đó, người bán có thể xây dựng thương hiệu của mình dễ dàng hơn trên nền tảng mạng xã hội này.
Lnwshop
Lnwshop mang đến những trải nghiệm mua sắm hoàn chỉnh khác biệt. Người bán có thể tạo trang riêng với Lnwshop bằng các thiết kế khác nhau với hệ thống tích hợp sẵn để quản lý cửa hàng một cách dễ dàng. Bằng việc sở hữu trang riêng, những cạnh tranh mà người bán phải đối mặt ít hơn so với trên các nền tảng khác.
Có thể bạn quan tâm
>>> Mở rộng kinh doanh sang thị trường Thái Lan? 7 vấn đề về pháp lý bạn cần biết.
>>> 5 Tips giúp tạo chiến lược thương mại điện tử quốc tế thành công
>>> Giải pháp kinh doanh: Công cụ hỗ trợ bán hàng đắc lực trên Shopee
Về Boxme: Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.