Xây dựng kênh bán Shopee thành công: 9 Bước để kéo traffic Shopee

Chia sẻ:
keo-traffic-shopee

Mục lục

Năm 2020 khép lại đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của nền Thương mại điện tử Việt Nam và Thế giới. Nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng lên thúc đẩy người bán mới gia nhập thị trường và người bán cũ mở rộng kênh bán. Tại Việt Nam, Shopee đang là nền tảng có nhiều lượt truy cập nhất được iprice.vn đánh giá. Vì vậy, nếu bạn đang sở hữu một gian hàng Shopee, hãy tối ưu nó bằng cách kéo thêm traffic để tăng hiệu quả kinh doanh nhé!

1. Tối ưu mô tả shop

Hãy đảm bảo rằng gian hàng Shopee của bạn có một giao diện chuyên nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo dễ tìm kiếm thông tin và thân thiện với người dùng.

  • Tên shop: Bạn có thể áp dụng công thức nhưng hãy nhớ là tối đa chỉ 30 kí tự.

[Tên thương hiệu] + [Keyword sản phẩm]

Ví dụ: Kho sỉ mỹ phẩm và dụng cụ trang điểm chuyên nghiệp, Tổng kho thời trang QCCC…

  • Mô tả shop (tối đa 500 kí tự): Shopee hiện nay đã có mục mô tả shop. Nhà bán lẻ có thể thêm ảnh, viết lời dẫn ngắn gọn kèm theo thông tin liên hệ, địa chỉ cửa hàng và gắn link về Website hoặc trang Facebook của shop.
  • Trong mục thiết lập tài khoản, hãy cập nhật đầy đủ thông tin của shop bạn: SĐT, hotline, website, địa chỉ, tài khoản ngân hàng…
  • Hình ảnh và video tại mục mô tả shop: Tại đây bạn có thể tuỳ chọn cho xuất hiện hình ảnh và video chạy tự động. Tuy nhiên hãy lựa chọn những hình ảnh đẹp, nổi bật và thông minh nhất để giữ chân khách hàng tiếp tục ở lại thăm shop của bạn nhé

keo-traffic-shopee

          + Để video hoặc ảnh các chương trình ưu đãi Shopee bằng cách nhập ULR Youtube.

          + Để video hướng dẫn lấy Voucher Miễn phí vận chuyển Shopee

          + Để các hình ảnh sản phẩm mình đang bán (ghép vào 1-2 ảnh nếu nhiều sản phẩm)

          + Để logo thương hiệu, địa chỉ và các chính sách bán hàng, đổi trả hàng 

          + Tăng sự tin tưởng: lồng ghép những hình ảnh đơn hàng, feedback về sản phẩm, thái độ phục vụ, tư vấn thể hiện uy tín và độ “hot” của cửa hàng.

2. Tối ưu mô tả sản phẩm

Sau khi cửa hàng đã được tối ưu và khách hàng tiếp tục muốn ghé thăm danh mục sản phẩm của bạn, hãy cho họ thấy lý do tại sao khách hàng nên mua hàng của bạn chứ không phải tại bất kì một shop nào khác.

  • Tên sản phẩm: Hãy nhớ tên sản phẩm bạn chỉ có thể đặt tối đa 120 kí tự nên hãy sử dụng công thức:

[Giật title] + [Tên sản phẩm thep keyword] + [Tên thương hiệu] + [Tính năng sản phẩm]

  • Hình ảnh: Shopee cho phép tối đa 9 hình ảnh/video trên một sản phẩm. Đừng bỏ phí mà hãy tận dụng hết nhé. Hay đăng ít nhất 1 video và 8 ảnh.

         + Khung ảnh bắt mắt, phù hợp với sản phẩm và thống nhất với thương hiệu của bạn

         + Có ít nhất 5 ảnh đẹp (nên sử dụng photoshop để hình ảnh chỉn chu)

         + Có 1-2 ảnh thật chụp sản phẩm. Hãy đảm bảo chụp đủ các góc và những chi tiết nổi bật của sản phẩm. Chèn thêm chữ ký hoặc tên thương hiệu của bạn vào ảnh.

         + Có ảnh feedback, đánh giá sản phẩm. Bạn có thể nhờ bạn bè hoặc dùng tài khoản ảo để tạo những đánh giá đầu tiên cho sản phẩm của mình, nhưng phải thật tinh tế nhé!

  • Mô tả sản phẩm (tối đa 3000 kí tự với shop mới)

Người mua sẽ không dành quá nhiều thời gian để đọc mô tả sản phẩm bạn viết mà sẽ chỉ lướt qua khoảng 5 dòng đầu. Vì thế hãy viết cái khách hành muốn đọc trước như: chương trình ưu đãi, chế độ bảo hành, review của blogger…

  • Đủ 18 hashtag 

Hãy dành thời gian nghiên cứu về keyword hot, hashtag chuẩn về lĩnh vực hay ngành hàng của bạn ngay từ khi bắt đầu. Điều này sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian xây dựng shop bán hàng thanh công.

  • Mô tả sản phẩm chuẩn SEO

Bạn có thể tìm kiếm từ khoá sản phẩm trên Google hoặc sao chép từ những website SEO top đầu.

3. Kéo traffic tự nhiên

Công thức “thần thánh” cho sản phẩm mới trên Shopee:

[Sản phẩm phễu + Follow + Quảng cáo + Top bán chạy + mua kèm deal sốc]

Sản phẩm đầu phễu là gì?

Sản phẩm này sẽ giúp giới thiệu shop của bạn với đối tượng khách hàng mục tiêu và có thể chạm đến nhiều người, nhiều đối tượng. Đây thường là sản phẩm có giá rất rẻ.

Ví dụ bạn nhập một sản phẩm là bàn chải đánh răng X với giá 32.000 VNĐ và đăng lên gian hàng Shopee của bạn với giá 2.000 VNĐ. Khi khách hàng thấy bàn chải đánh răng rất đẹp và rẻ, họ sẽ bấm vào xem. Lúc đó bạn đã kéo được một lượng traffic tự nhiên nhất định về kênh. Nếu họ bấm mua sản phẩm 2.000 VNĐ đó, phí ship hiện lên 30.000 VNĐ, hầu hết khách hàng sẽ không mua tiếp. Tuy nhiên, họ có thể bấm vào nút “Xem shop” để xem các sản phẩm khác của shop nữa. Sau đó nếu bạn cài đặt sẵn một chiếc popup xuất hiện ngay khi khách hàng ghé shop, sẽ có một số lượng khách hàng ấn follow shop để nhận được mã freeship hoặc voucher giảm giá. Đó chính là cách sản phẩm phễu hoạt động giúp tăng lượt follow và đơn hàng cho shop.

4. Kéo traffic mất phí

Ngoài các mẹo kéo traffic miễn phí, bạn có thể thông qua việc đầu thầu từ khóa, trả tiền trực tiếp cho Shop Ads để thu hút người dùng truy cập vào cửa hàng của mình.

keo-traffic-shopee

>>> Xem thêm: Giải pháp kinh doanh: Công cụ hỗ trợ bán hàng đắc lực trên Shopee

5. Seeding đơn hàng và seeding đánh giá

  • Lượt mua và đánh giá của người dùng rất quan trọng với nhà bán hàng trên Shopee. Với thuật toán hiện tại, Shopee ưu tiên các đánh giá nhiều chữ, nhiều ảnh, nhiều nội dung hữu ích cho khách hàng. Những sản phẩm mới của bạn nên có khoảng 5-10 đánh giá 5 sao để tạo niềm tin với khách hàng mới.
  • Seeding đánh giá cũng cần phải có chiến thuật riêng: 5 đánh giá 5 sao thì 1 đánh giá 1 sao có yếu tố “khen” tinh tế như: “Sản phẩm tốt, y hình nhưng đợi giao hàng thì hết nhu cầu luôn. 1* cho tốc độ giao hàng của Shopee”.
  • Rải link khắp các group, diễn đàn – nơi tập trung những khách hàng tiềm năng của bạn: Ở Facebook có những sân chơi dành riêng cho người bán Shopee. Cho phép chia sẻ link gian hàng của bạn, kêu gọi những người mua khác follow và share sản phẩm sau đó trao đổi qua lại. Yếu tố này cực kì quan trọng với những mới mới, nhỏ và chưa có bất kì ảnh hưởng nào trên Shoppe. Hãy cố gắng tìm kiếm được các group chất lượng và trao đổi link thường xuyên nhé.

6. Đặt link trong các câu trả lời tự động ở Webchat Shopee

Mục webchat của Shopee có tính năng trả lời tự động, bạn có thể tùy chỉnh nội dung câu trả lời theo ý của mình. Vậy hãy đặt 1 link sản phẩm mà khách hàng sẽ dễ dàng tiếp cận khi nhìn thấy. Có như vậy, bạn sẽ tiết kiệm thời gian tìm kiếm cho khách hàng của bạn, tăng tỷ lệ chốt đơn vì họ không phải chờ bạn phản hồi lâu.

>>> Xem thêm: 16 tips thúc đẩy doanh số bán hàng trên Shopee (phần 1)

7. Gửi danh mục – Không gửi sản phẩm

Tại sao chúng tôi lại khuyên bạn nên gửi một danh mục mà không phải là một sản phẩm? Lí do là vì khi khách cần mua sản phẩm A và bạn chỉ gửi link sản phẩm A, khách vào xem có thể thấy chưa đủ thuyết phục (về giá cả, lượt mua, đánh giá…), họ sẽ nhanh chóng thoát ra và tìm một shop khác.

keo-traffic-shopee

Nhưng nếu khi khách cần mua sản phẩm A, bạn gửi link danh mục sản phẩm trong đó gồm có sản phẩm A và cả các sản phẩm khác cùng loại với sản phẩm A nhưng khác giá hoặc các phân loại khác thì khách hàng sẽ click vào nhiều sản phẩm khác và có nhiều lựa chọn hơn.

8. Tính năng trang trí shop

Hiện nay, 60% người dùng mua hàng trải nghiệm qua App Shopee trên di dộng. Như vậy khi người mua vào gian hàng của bạn, bạn phải chuẩn bị các banner, hình ảnh sản phẩm trong gian hàng có gắn kèm các link sản phẩm, banner ở giao diện App cần thiết. Điều này giúp tăng khả năng truy cập vào các link bạn đã gắn.

>>> Xem thêm: 16 tips thúc đẩy doanh số bán hàng trên Shopee (phần 2)

9. Tham gia các chương trình Sale của Shopee

Hàng tháng, Shopee sẽ có các chương trình sale vào 1 số ngày nhất định. Người bán sẽ có quyền giảm giá sản phẩm theo mức giá Shopee đề xuất, cộng với một số chính sách ưu đãi của Shopee trong thời gian Sale, lượng người dùng truy cập shop tìm kiếm sản phẩm có thể tăng đột biến. Bạn hãy tận dụng những chiến dịch này để Sale sản phẩm và tăng followers nhé.

Có thể bạn quan tâm

>>> Làm sao để bán hàng Shopee với tag Ship quốc tế – Hướng dẫn bán hàng Shopee toàn Đông Nam Á

>>> Xây dựng kênh bán hàng tự động thành công trên Shopee

>>> 5 tác động làm thay đổi Thị trường Thương Mại Điện Tử Việt Nam

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á