Thị trường logistics Đông Nam Á ước tính sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai song song cùng sự bùng nổ của thương mại điện tử. Áp lực lên lĩnh vực kho bãi và hậu cần, cụ thể là kỳ vọng giao hàng nhanh chóng cùng lượng hàng tồn kho lớn là những vấn đề mà các quốc gia này chưa thể đáp ứng trong thời gian ngắn.
Chỉ số đánh giá hiệu quả logistics (LPI)
Tại Indonesia, Chính phủ nước này chi 24% GDP cho logistics. Các quốc gia khác trong khu vực như Việt Nam, Thái Lan và Myanmar đều có những khoản chi lớn cho ngành này, dẫn đến kết quả kinh doanh kém hiệu quả.
Ảnh: Boxme Global
Chỉ số Hiệu quả Logistics (LPI) là một công cụ đánh giá tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng logistics, được World Bank tạo ra để giúp các quốc gia xác định những thách thức và cơ hội mà họ phải đối mặt trong hoạt động hậu cần thương mại.
LPI càng cao chứng tỏ quốc gia đầu tư hiệu quả cho logistics hơn. Singapore với chỉ số LPI là 4,14 là một quốc gia thân thiện hơn nhiều đối với ngành logistics so với Myanmar (LPI 2,46). Các nước Đông Nam Á như Lào, Myanmar, Campuchia, Philippines,.. có một môi trường tương đối thách thức cho ngành logistics.
>> Xem thêm: Top các đơn vị vận chuyển tốt nhất – Cập nhật 2021
>> Xem thêm: Thương mại điện tử Việt Nam: Ngành hàng nào đang chiếm ưu thế trên thị trường?
Chi phí Logistics ở Đông Nam Á ở mức cao
Đông Nam Á là một thị trường với tiềm năng tăng trưởng tuyệt vời do còn chưa bão hoà. Tuy nhiên chính vì nền kinh tế đang phát triển gây ra nhiều khó khăn, thách thức riêng. Các tổ chức sẽ cần sử dụng chiến lược chuỗi cung ứng khác nhau để phù hợp ở từng thị trường riêng lẻ vì mức độ phát triển của các quốc gia là khác nhau. Đó là một trong những nguyên nhân khiến chi phí logistics trong khu vực cao gấp nhiều lần.
Địa lý khó khăn
Các quốc gia Đông Nam Á có cấu trúc địa lý đặc biệt, nhiều đảo và quần đảo, hạ tầng chưa hoàn thiện. Indonesia với hơn 17.000 hòn đảo và Philippines là hơn 7.000 khiến 2 quốc gia này trở thành một trong những thị trường logistics phức tạp nhất. Điều này cũng làm tăng thêm chi phí hậu cần trong khu vực.
Ví dụ, ở Indonesia những con đường trải nhựa ít ỏi chỉ cho phép các xe tải đi lại giữa Tây Java và cảng Jakarta một vòng mỗi ngày. Làm giảm hiệu suất hoạt động và tăng thời gian giao hàng.
>> Xem thêm: Thị trường vận chuyển Thái Lan. Những hãng vận chuyển tốt nhất năm 2021
>> Xem thêm: 3 Xu hướng tác động đến Thương mại điện tử Đông Nam Á năm 2021
Các thành phố đông dân cư như Jakarta thường xuyên tắc nghẽn giao thông khiến việc giao hàng chặng cuối gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các cảng nội địa không hoạt động tốt do quy mô nhỏ, còn tại các cảng quốc tế thì chi phí vận hành cao.
Thói quen tiêu dùng thay đổi
Một lý do khác khiến chi phí logistics tăng là do tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân của các công ty thương mại điện tử trong khu vực. Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt bằng cách cung cấp dịch vụ hậu cần tốt hơn, làm tăng sự hài lòng của khách hàng.
Tốc độ, quy trình giao hàng, tỷ lệ hàng vỡ/ hỏng… trở thành tiêu chuẩn. Để có được sự hài lòng và niềm tin của khách hàng, các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần và các doanh nghiệp đang chi ra những khoản tiền lớn.
Cạnh tranh cao để chiếm lĩnh thị trường
Việc cơ sở hạ tầng không đạt tiêu chuẩn cũng làm tăng chi phí logistics, chiếm đến 60% chi phí hoạt động. Mạng lưới giao thông phức tạp gồm cả đường bộ và đường thuỷ tạo ra một thách thức mới cho các đơn vị cung cấp dịch vụ hậu cần.
Các yếu tố quyết định một đơn vị vận chuyển có tốt hay không bao gồm cả chi phí vận chuyển và chất lượng thực hiện dịch vụ. Tính chính xác của việc phân phối hàng hóa giúp công ty giảm lượng hàng tồn kho, chi phí lưu kho và xử lý đơn hàng.
>> Xem thêm: Top 10 đơn vị vận chuyển tốt nhất tại Malaysia
>> Xem thêm: Malaysia thống trị thị trường Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020
Làm thế nào để tối ưu chi phí logistics?
Hiện nay việc xử lý các thách thức trong ngành logistics gây khó khăn cho con người. Các giải pháp và start-up công nghệ xuất hiện như một điều tất yếu để tối ưu hóa chi phí logistics, đồng thời tối ưu chuỗi cung ứng của hầu hết mọi ngành để cắt giảm chi phí hậu cần và tiết kiệm thời gian xử lý đơn hàng của mọi doanh nghiệp.
Tại thị trường Đông Nam Á, Boxme là doanh nghiệp đã trực tiếp triển khai vận hành ở từng nước trong khu vực cũng như có hệ thống đối tác nội địa và quốc tế rộng khắp. Chúng tôi có thể giúp cho việc triển khai kinh doanh dễ dàng nhất mà không có bất kỳ rào cản nào, mang lại những giá trị vượt trội nhờ vào việc tạo ra một trải nghiệm tự động, xuyên suốt và đồng nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
Boxme giúp doanh nghiệp kinh doanh tại thị trường Đông Nam Á tối ưu chi phi hậu cần.
Boxme có khả năng cung cấp đầy đủ cả về dịch vụ kho vận, xử lý đơn hàng và giải pháp công nghệ giúp quản lý vận hành, bán hàng đa kênh đa nền tảng trên toàn bộ khu vực Đông Nam Á.
Có thể bạn quan tâm
>>> Top 10 mô hình kinh doanh Thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam năm 2021
>>> 5 tips lựa chọn hãng dịch vụ vận chuyển không thể bỏ qua
>>> Nhà bán hàng 2021: Nên thuê kho ngoài hay tự vận hành kho?
Về Boxme: Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.