Thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á trở nên sôi động hơn do tác động của Covid-19. Khi thói quen mua sắm của con người chuyển hướng sang tiêu dùng trực tuyến, người bán phải thay đổi theo xu thế để tiếp tục tồn tại và phát triển.
Thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á đến năm 2021 đạt 67.640 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng 10,28%. Trong đó, ngành hàng Thời trang được cho là vô cùng tiềm năng với tổng giá trị đạt 18.540 triệu USD, tương đương 27,37% toàn ngành.
>> Xem thêm: Lợi thế bán hàng Thương mại điện tử ra khu vực Đông Nam Á của Doanh nghiệp Việt Nam 2021
>> Xem thêm: 4 nền tảng website hỗ trợ bán hàng tốt nhất
Tiềm năng phát triển của Ngành thời trang
Chiếm 8,57% dân số toàn cầu, khu vực này hứa hẹn sẽ đóng góp sức tiêu thụ lớn cho thị trường TMĐT. Do đó, thị trường Đông Nam Á mới nổi thu hút nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp lớn trên thế giới.
Theo số liệu Statista cung cấp, ngành hàng Thời trang nói chung trên nền tảng TMĐT toàn cầu đạt 759.466 triệu USD. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dự kiến năm 2021 đạt 7,18%, thấp hơn thị trường Đông Nam Á (10.83%).
Cụ thể ở từng thị trường Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Indonesia:
Phân khúc thị trường Thương mại điện tử Thời trang bao gồm:
- Kinh doanh trực tuyến các mặt hàng may mặc: nam giới, phụ nữ và trẻ em.
- Giày và các sản phẩm chăm sóc giày: giày, dép, các sản phẩm làm sạch…
- Phụ kiện và túi xách: mũ, khăn quàng cổ, găng tay và túi da, vali , ví và cặp.
>> Xem thêm: Kinh doanh thời trang: 0% Chi phí chạy Quảng cáo vẫn có thể đạt doanh thu trăm triệu mỗi tháng
>> Xem thêm: Làm sao để bán hàng Shopee với tag Ship quốc tế – Hướng dẫn bán hàng Shopee toàn Đông Nam Á
Theo số liệu tổng hợp được, tổng giá trị ngành hàng thời trang trên nền tảng thương mại điện tử Philippines là 749 triệu USD, tiếp theo là Thái Lan (844 triệu USD), Việt Nam (1.685 triệu USD), Malaysia (1.834 triệu USD) và dẫn đầu trong khu vực là Indonesia với 12.556 triệu USD.
Với nhiều năm phát triển trên lĩnh vực thương mại điện tử, Indonesia đã khẳng định được giá trị vượt trội mà các nền tảng trực tuyến mang lại. Vậy liệu Indonesia có là điểm đến lý trưởng cho các doanh nghiệp muốn kinh doanh trực tuyến về lĩnh vực thời trang?
Thị trường nào để kinh doanh thời trang trực tuyến?
Indonesia với những số liệu hấp dẫn từ hàng may mặc (10.092 triệu USD), giày dép (1.382 triệu USD) và đồ phụ kiện (1.083 triệu USD) đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế cùng tham gia vào thị trường này. Có thể nói Indonesia là một thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp kinh doanh thời trang trong và ngoài nước.
Bán ở đâu?
Các nền tảng bán hàng trực tuyến phổ biến tại Indonesia: Shopee, Tokopedia, Lazada, Bukalapak, Blibli…
Theo báo cáo Quý 4 năm 2020 của Iprice, Shopee dẫn đầu toàn về số lượt truy cập trang web, số lượt tải về, số lượt click chuột thông qua Twitter và Instagram. Lazada có thế mạnh hơn trên nền tảng xã hội Facebook tại nước này. Tokopedia, Bukalapak và Blibli là những sàn nội địa có vị thế tại thị trường Indonesia.
Bán cái gì?
Nghiên cứu của Deloitte chỉ ra rằng, yếu tố thời trang và sự thoải mái là những yếu tố được người mua thời trang cân nhắc nhiều nhất ở Indonesia. Người bán Thương mại điện tử ở Đông Nam Á nói chung hay Indonesia nói riêng nên tham khảo để cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thay vì chỉ cạnh tranh về giá.
Thời trang bền vững (Sustainable fashion hay Eco-fashion) là ngành hàng được săn đón tại thị trường thời trang Indonesia hướng đến những người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, sự khan hiếm nguyên liệu thô như sợi bông, lụa, vải gai,… là một thách thức đối với các nhà cung cấp Indonesia. Doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh trong lĩnh vực này có thể tiến vào thị trường thương mại điện tử Indonesia.
Mỗi quốc gia có thói quen mua sắm khác nhau, ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường kinh doanh của người bán hàng thương mại điện tử. Trước khi bắt đầu bán hàng trực tuyến tại một quốc gia mới, người bán cần nghiên cứu và liên tục theo dõi xu hướng; hiểu rõ về luật TMĐT và các yếu tố văn hoá, tôn giáo của quốc gia đó.
Có thể bạn quan tâm
>>> Lợi thế bán hàng Thương mại điện tử ra khu vực Đông Nam Á của Doanh nghiệp Việt Nam 2021
>>> Năm 2020 và 5 bài học từ Thương mại điện tử không thể bỏ qua
Về Boxme: Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.