Năm 2020 và 5 bài học từ Thương mại điện tử không thể bỏ qua

Chia sẻ:
thuong-mai-dien-tu

Mục lục

Trong năm 2020, thói quen tiêu dùng truyền thống dần được thay đổi bằng mua sắm trực tuyến, thu hút các nhà bán lẻ ở Mỹ tham gia mạnh mẽ vào “cuộc chơi” này. Doanh số bán hàng thương mại điện tử trong năm 2020 đã tăng thêm 183 tỷ USD, tương đương 42% so với năm 2019. Sự thay đổi này mang tính toàn cầu và đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam Á.

Kinh doanh Thương mại điện tử bùng nổ đã mang lại nguồn doanh thu mới cho người bán, tuy nhiên, kinh doanh trực tuyến cũng tiềm ẩn nhiều thách thức. Trong bài viết này, Boxme sẽ giúp bạn chỉ ra 5 bài học từ kinh doanh thương mại điện tử mà bạn không thể bỏ qua trong năm 2021.

1. Page speed

Page speed hay Page load time là thuật ngữ chỉ tốc độ tải trang. Bạn có bao giờ thoát ra khỏi một trang web chỉ vì đợi vài giây mà màn hình chính vẫn chưa tải xong?

Nghiên cứu của Google chỉ ra rằng, 53% mọi người sẽ rời khỏi một trang web nếu mất hơn 3 giây để tải.

thuong-mai-dien-

Tuy nhiên trong thực tế, Google phát hiện ra 70% các trang di động phải mất hơn 7 giây để tải đầy đủ tất cả nội dung trên trang. Vì thế, vấn đề đặt ra là làm sao để tối ưu hoá tốc độ website bán hàng của bạn.

Hiểu được tốc độ tải trang ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi và đặt trải nghiệm người dùng lên ưu tiên hàng đầu, hiện nay, Google đã đã phát hành các công cụ hiệu suất quan trọng như PageSpeed InsightsLighthouseTest My SiteSpeed Scorecar và Impact Calculator.

2. Đặt hàng trực tuyến, lấy tại cửa hàng

Người tiêu dùng khi đặt hàng trên Amazon, Shopee, Website hay bất cứ nền tảng trực tuyến nào đều sẽ phải chờ đợi một khoảng thời gian từ khi đơn hàng cập nhật, kho đóng gói, dán nhãn, đơn vị vận chuyển đến lấy hàng và vận chuyển đến vị trí của bạn. Quá trình này có thể kéo dài từ 1-10 ngày và trở thành mối e ngại với những ai cần sản phẩm đó ngay lập tức.

>> Xem thêm: Lợi thế bán hàng Thương mại điện tử ra khu vực Đông Nam Á của Doanh nghiệp Việt Nam 2021

>> Xem thêm: Thương mại điện tử Việt Nam 2020: Kênh bán nào là phù hợp?

Hiểu được điều này, các nhà bán lẻ đã đưa ra giải pháp: Đặt hàng trực tuyến, lấy tại cửa hàng. Như vậy người mua chỉ cần đặt hàng trên kênh bán, hẹn giờ đến lấy hàng. Trong thời gian đó, nhân viên bán hàng sẽ chuẩn bị hàng, người mua chỉ cần lái xe qua cửa hàng lấy sản phẩm trong khung giờ đã hẹn. Làm như vậy, cả hai bên mua và bán đều có thể chủ động hơn và đặc biệt tiết kiệm chi phí vận chuyển.

thuong-mai-dien-tu

Tại Mỹ, Curbside cũng là một hình thức tương tự. Người mua cũng đặt hàng online và lấy hàng trực tiếp, tuy nhiên địa điểm lấy hàng sẽ linh động hơn, có thể sẽ chỉ là một chiếc xe đẩy trên đường. Thậm chí, người mua không cần phải xuống khỏi xe để lấy sản phẩm của mình.

3. Ứng dụng mua sắm trên điện thoại

Các phần mềm mua sắm trực tuyến ngày một nhiều và trở nên phổ biến hơn với đông đảo người tiêu dùng. Trước đây có không ít người mua online trên các thiết bị máy tính, tuy nhiên hiện nay, với việc tích hợp thanh điện tử internet banking, đa số người tiêu dùng chuyển sang các thiết bị điện thoại để mua sắm.

Người bán có thể lựa chọn việc thiết lập gian hàng trên nhiều sàn thương mại điện tử để tăng độ hiện diện của mình và có được nhiều đơn hàng hơn. Doanh nghiệp nào không thay đổi theo xu hướng phát triển chung này, rất có thể sẽ bị khách hàng lãng quên.

>> Xem thêm: Facebook Shop – Biến Mạng Xã Hội Thành Nền Tảng TMĐT

4. Thanh toán linh hoạt

Tất cả người mua đều mong muốn những phương thức thanh toán linh hoạt cho đơn hàng của mình. Ngoài thanh toán bằng tiền mặt , hiện nay thanh toán trực tuyến qua ví điện tử hay internet banking cũng được nhiều người ưa chuộng.thuong-mai-dien-tu

Người bán nên cung cấp đa dạng các hình thức thanh toán cho cửa hàng của mình để tạo trải nghiệm tốt nhất cho người mua hàng.

>> Xem thêm: Việc thanh toán và vận chuyển trong hậu cần TMĐT tại Thái Lan

5. Cá nhân hoá thương mại điện tử

Cá nhân hóa Thương mại điện tử là quá trình cung cấp trải nghiệm cá nhân trên các trang Thương mại điện tử bằng cách hiển thị động nội dung, đề xuất sản phẩm và ưu đãi cụ thể dựa trên các hành động trước đó, lịch sử mua hàng, nhân khẩu học và dữ liệu cá nhân khác.

Những tiến bộ trong công nghệ, đặc biệt là khả năng tiếp cận ngày càng tăng của trí tuệ nhân tạo (AI), đã là động lực chính thúc đẩy quá trình cá nhân hóa.

AI xử lý dữ liệu nhanh chóng, cho phép tối ưu hóa thời gian thực và khả năng mở rộng. Người bán có thể sử dụng dữ liệu được thu thập và xử lý để giới thiệu các sản phẩm được cá nhân hóa cho mọi khách hàng trong thời gian thực và do đó thiết kế trải nghiệm mua sắm cá nhân, hướng đến người dùng.

>> Xem thêm: Làm sao để bán hàng Shopee với tag Ship quốc tế – Hướng dẫn bán hàng Shopee toàn Đông Nam Á

Nhận thấy được sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, người bán cần có những chiến lược kinh doanh riêng, phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của mình. Và đừng quên rằng, bán hàng trực tiếp hay Drop shipping vẫn sẽ là những phương thức lấp đầy những lỗ hổng của việc bán hàng online.

Có thể bạn quan tâm

>>> Kinh doanh thời trang: 0% Chi phí chạy Quảng cáo vẫn có thể đạt doanh thu trăm triệu mỗi tháng

>>> Dự đoán thị trường thương mại điện tử Indonesia 2021

>>> Kinh doanh cửa hàng trực tuyến hay ngoại tuyến? Lựa chọn của doanh nghiệp 2021

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á