Những năm gần đây, mỹ phẩm Halal trở nên phổ biến hơn trong ngành công nghiệp mỹ phẩm toàn cầu và dần trở thành xu hướng mỹ phẩm 2021. Đặc biệt, khu vực Đông Nam Á được coi là thị trường triển vọng cho dòng sản phẩm chăm sóc và làm đẹp đạt tiêu chuẩn Halal.

Người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm lành mạnh cho da và thân thiện với môi trường. Điều đó dẫn đến sự gia tăng của các loại mỹ phẩm hữu cơ, có nguồn gốc thực vậtkhông độc tố. Tuy nhiên nhiều người nhầm lẫn giữa mỹ phẩm Halal và các sản phẩm này. Vậy mỹ phẩm Halal là gì?

Mỹ phẩm Halal là gì?

Các sản phẩm có chứng nhận Halal được đảm bảo không chỉ sử dụng các thành phần không độc hại mà còn tuân thủ các quy định sản xuất nghiêm ngặt theo luật Hồi giáo.

xu-huong-my-pham-2021

Các thành phần trong sản phẩm phải được truy xuất nguồn gốc. Sản phẩm không được chứa bất kỳ thành phần nào có nguồn gốc từ động vật ăn thịt, bò sát và côn trùng. Các thành phần có nguồn gốc từ động vật phải từ những động vật được phép giết mổ theo luật Hồi giáo. Điều này cũng áp dụng cho các công cụ khác như cọ trang điểm và lông mi giả…

Trong quá trình chuẩn bị, sản xuất, bảo quản và vận chuyển, các sản phẩm cần phải ở trong điều kiện tinh khiết và hợp vệ sinh, không có tạp chất. Nhãn và hình ảnh thương hiệu phải phù hợp với đức tin của đạo Hồi.

>> Xem thêm: Thị trường mỹ phẩm Việt Nam: Xu hướng tiêu dùng cho năm 2021

>> Xem thêm: 3 chiêu mở rộng kinh doanh không tăng chi phí cho cửa hàng mỹ phẩm

Halal trở thành xu hướng mỹ phẩm 2021

Phân khúc sản phẩm Hala có thị trường tiêu thụ rộng lớn khi số lượng tín đồ Hồi giáo chiếm 24,1% dân số thế giới, chủ yếu tại các quốc gia Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Maroc, Afghanistan, Somalia… Research Cosmos ước tính ngành công nghiệp mỹ phẩm halal đạt 53,81 tỷ USD vào năm 2025. Theo một báo cáo năm 2019 của WiseGuy về doanh thu bán hàng, Trung Đông chiếm 12% thị phần, Mỹ và Châu Âu chỉ chiếm 4%.

Trong số các thương hiệu đi tiên phong trong lĩnh vực làm đẹp Halal, có thể kể đến Mỹ phẩm Amara Halal, Inika Organics, Talent Cosmetics, Tuesday In Love, Momohime Skincare và Wardah Cosmetics. Ngoài ra còn có rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh mỹ phẩm phục vụ người Hồi giáo và thị trường mỹ phẩm Halal đang phát triển, đặc biệt là người bán đến từ Đông Nam Á như Malaysia và Indonesia. 

Đông Nam Á – nơi sản xuất mỹ phẩm Halal lớn nhất

Đông Nam Á được coi là nhà sản xuất mỹ phẩm halal lớn nhất với khoảng 40% thị phần toàn cầu.

xu-huong-my-pham-2021

Malaysia nằm trong danh sách 10 nhà sản xuất dược phẩm và mỹ phẩm halal hàng đầu thế giới. Theo Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp Halal (HDC), cho đến nay, có 26 công ty được liệt kê trong ngành kinh doanh mỹ phẩm, 124 công ty thuộc ngành làm đẹp và 3 công ty thuộc ngành chăm sóc da…

Với dân số khổng lồ 270 triệu người, Indonesia được dự đoán là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng mỹ phẩm halal trên thế giới. Con số này dự kiến ​​sẽ tăng theo từng bước phát triển của thương hiệu mỹ phẩm halal hàng đầu Indonesia – Wardah.

xu-huong-my-pham-2021

Thị trường mỹ phẩm ở Đông Nam Á phát triển hơn so với các khu vực khác là do người tiêu dùng nhận thức rõ hơn và môi trường pháp lý halal được thiết lập tốt với các quy định cụ thể về mỹ phẩm. Các sản phẩm Halal không chỉ dành cho những người theo đạo Hồi. Nhiều tìn đồ đam mê làm đẹp, muốn sử dụng sản phẩm chất lượng không chứa các thành phần độc hại cũng ưu tiên sử dụng mỹ phẩm Halal. 

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *