Thị trường mỹ phẩm Việt Nam: Xu hướng tiêu dùng cho năm 2021

Chia sẻ:
thi-truong-my-pham-viet-nam-2021

Mục lục

Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực chiếm thị phần lớn nhất về thì trường mỹ phẩm trên toàn cầu với quy mô lên đến 127 tỷ USD vào năm 2020. Trong đó, Việt Nam cũng dần trở thành một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng cho các nhãn hàng mỹ phẩm lớn trên thế giới.

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hấp dẫn các thương hiệu nước ngoài

Kim ngạch nhập khẩu mỹ phẩm của Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi, từ khoảng 355 triệu USD năm 2010 lên hơn 790 triệu USD trong năm 2018. Giá trị nhập khẩu cũng đã cao hơn đáng kể so với giá trị xuất khẩu những năm trước.

Theo Mintel, công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại London, thị trường mỹ phẩm Việt Nam trị giá 2,3 tỷ USD vào cuối năm 2018. Đây là một thị trường đầy tiềm năng, khi mà tầng lớp trung lưu Việt Nam năm 2021 dự kiến khoảng 33 triệu người.

Với mức doanh thu thị trường mỹ phẩm không ngừng tăng lên trong 2 thập niên qua, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều thương hiệu mỹ phẩm ngoại.

Năm 2007, Tập đoàn L’Oréal (Pháp) đã quyết định mở công ty chi nhánh tại Việt Nam, mang các thương hiệu Lancome, L’Oréal Paris và Maybelline New York. Thương hiệu này cho biết, trong khi doanh thu sản phẩm L’Oreal ở một số thị trường khác chỉ 7-8%/năm, thì tại Việt Nam, có thời điểm doanh thu tăng đến 17%/năm.

xu-huong-tieu-dung-cua-thi-truong-my-pham-2021

Ngoài L’Oréal, các thương hiệu làm đẹp quốc tế như Pond’s của Unilever, Nivea của Đức, Shiseido Nhật Bản, La Roche-Posay của Pháp, Clinique của Mỹ, The Face ShopLaneige của Hàn Quốc,… cũng đã có mặt rất sớm tại Việt Nam.

Xu hướng mua sắm mỹ phẩm của người Việt

Theo khảo sát được thực hiện bởi Q&Me, số tiền trung bình mà phụ nữ Việt chi tiêu cho mỹ phẩm chăm sóc da là 436.000 VNĐ mỗi tháng:

  • 51% chi 200-300 nghìn đồng mỗi tháng
  • 8% chi 50 nghìn đồng mỗi tháng
  • 7% chi nhiều hơn 1 triệu đồng

Khảo sát cũng chỉ ra phụ nữ ở các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho mỹ phẩm chăm sóc da và sản phẩm trang điểm. Điều này phụ thuộc nhiều vào đặc điểm khí hậu từng thành phố, khác biệt độ tuổi và đặc thù công việc.

Sản phẩm chăm sóc da được sử dụng nhiều nhất là sữa rửa mặt (77%), nước tẩy trang (66%), kem chống nắng (45%), kem dưỡng ẩm (37%), toner (36%), serum (28%). Điều đặc biệt là những người được khảo sát đưa ra lý do không sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da nhiều nhất là do không biết chọn lựa loại nào (32%), cao hơn cả lý do quá bận để chăm sóc da.

Người tiêu dùng quan tâm trước tiên đến tính an toàn của mỹ phẩm. Điều này có thể giải thích cho việc các nhãn hàng mỹ phẩm drugstore rất dược ưa chuộng tại Việt Nam. Người Việt dần nhận thức tốt hơn về các sản phẩm hữu cơ, không có nguồn gốc động vật, làm đẹp an toàn và có lợi cho sức khỏe.

thi-truong-my-pham-viet-nam-2021

Khái niệm về “làm sạch chuyên sâu” đã không còn mới lạ ở Việt Nam. Trung bình, cứ 4 người lại có 1 người có chu trình làm đẹp hơn 4 bước, giải quyết các vấn đề chính về chăm sóc da như mụn, lỗ chân lông to và thâm quầng mắt.

Người tiêu dùng cũng sẵn sàng chi nhiều hơn cho các sản phẩm làm đẹp tác động từ bên ngoài như các thiết bị chăm sóc da (máy rửa mặt, máy xông hơi, máy massage mặt,…) cho đến các sản phẩm uống chức năng tác động từ bên trong.

Mỹ phẩm trang điểm cũng là phân khúc đáng chú ý tại thị trường Việt. Son môi, phấn nền, mascara, che khuyết điểm, phấn mắt có sức tiêu thụ cực khủng trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo… đặc biệt trong những chiến dịch khuyến mãi.

Mua hàng trực tuyến thay vì ra tận cửa hàng

Với sự phát triển của thương mại điện tử, việc bán hàng trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok và các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo… đã không còn mới mẻ tại Việt Nam.

Người bán dễ dàng cung cấp thông tin và định hướng thương hiệu của mình trên Fanpage, Website hay trên gian hàng TMĐT. Người mua được tăng thêm niềm tin và hiểu biết về thương hiệu, từ đó đưa ra lựa chọn mua hàng một cách thông minh hơn.

Người tiêu dùng tìm kiếm thông tin về mỹ phẩm tại Việt Nam thông qua các Group review trên Facebook chiếm (69%), kế tiếp là gợi ý từ bạn bè (48%), sau đó là trên các website như trang web của các hãng mỹ phẩm hay trên các trang blog dành cho phụ nữ.

Việc mua hàng và thanh toán trực tuyến đem lại những trải nghiệm tuyệt vời, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Người mua hàng online thông minh sẽ tận dụng những chiến dịch khuyến mãi để mua sắm tiết kiệm hơn.

Hiện nay, Shopee đã có danh mục Shopee Mall, Lazada có LazMall – nơi các thương hiệu có thể đăng kí gian hàng chính hãng, giúp người tiêu dùng yên tâm đặt hàng mà không lo hàng giả, hàng kém chất lượng.

Sự có mặt từ rất sớm của đông đảo các nhãn hàng mỹ phẩm quốc tế tạo ra nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm chỗ đứng cho thương hiệu Việt. Để được người dùng biết đến và tin dùng, mỹ phẩm Việt cần cố gắng hơn nữa trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm của mình, thay đổi hành vi người tiêu dùng và có những chiến dịch tiếp thị mạnh mẽ.

Hy vọng bài viết của Boxme giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về thị trường mỹ phẩm Việt Nam trong năm 2021.

Có thể bạn quan tâm

>>> Làm sao để bán hàng Shopee với tag Ship quốc tế? – Hướng dẫn bán hàng Shopee toàn Đông Nam Á

>>> 3 chiêu mở rộng kinh doanh không tăng chi phí cho cửa hàng mỹ phẩm

>>> 5 tác động làm thay đổi Thị trường Thương Mại Điện Tử Việt Nam

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á