Nói về phương pháp quản lý hàng tồn kho, chắc chắn bạn đã nghe qua 2 phương pháp FIFO và FEFO. Vậy thực chất FIFO và FEFO là gì? Ưu nhược điểm ra sao? Bài viết dưới đây Boxme sẽ giúp bạn hiểu kĩ hơn và lựa chọn được phương pháp phù hợp với công việc kinh doanh của bạn.

Về cốt lõi, luân chuyển hàng tồn kho là một chiến lược giúp bạn giảm bớt vấn đề mất mát hàng hoá. Đó là về việc sắp xếp kho của bạn theo cách cho phép bạn tránh thất thoát do hết hạn hoặc lỗi thời.

Có 2 phương pháp quản lý tồn kho phổ biến là:

  • FIFO: First-in First-out (Nhập trước xuất trước)
  • FEFO: First-expired First-out (Hết hạn trước xuất trước)

>>> Xem thêm: FEFO có phải chiến lược quản lý hàng tồn kho tốt nhất?

FIFO và FEFO là gì?

FIFO

Áp dụng phương pháp FIFO tức là các lô hàng đầu tiên nhập vào nhà kho sẽ là hàng hoá đầu tiên được xuất ra khỏi kho. Hàng hoá lưu kho sẽ được xuất ra tuần tự từ cũ nhất đến mới nhất.

FEFO

FEFO là khái niệm được dùng để mô tả cách quản lý và luân chuyển sản phẩm trong kho: Các sản phẩm dễ hỏng hoặc sắp hết hạn sử dụng sẽ được xuất trước. Trong đó hạn sử dụng được tính từ lúc bắt đầu sản xuất đến khi hết hạn sử dụng trên bao bì.

fifo-va-fefo-la-gi

>>> Xem thêm: FEFO là gì? Những điều cần biết về chiến lược quản lý kho hàng FEFO

Đây là 2 chiến lược có khá nhiều điểm chung vì hàng hóa được chuyển vào kho trước cũng thường hết hạn trước. Trường hợp hàng hóa nhập sau có hạn dùng ngắn hơn hàng hóa cũ thường rất ít, do đó 2 chiến lược này gần như tương đồng với nhau.

Ưu điểm:

  • Giảm chi phí tồn kho trên mỗi sản phẩm vì hàng hoá không năm trong kho lâu.
  • Giảm số lượng hàng tồn kho đã hết hạn và quá hạn: Nếu sản phẩm trở nên lỗi thời và không còn hữu ích cho người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Sử dụng các phương pháp FIFO / FEFO sẽ tăng cơ hội sản phẩm được bán trước ngày hết hạn.
  • Kiểm soát chất lượng: Vì hàng hóa trong kho luôn được luân chuyển, khách hàng ít có khả năng nhận được sản phẩm gần hạn hoặc hết hạn. Nếu xảy ra lỗi, phương pháp này cũng giúp ta dễ dàng tìm kiếm thông tin liên quan đến nhà cung cấp và giao hàng.
  • Áp dụng 2 phương pháp này giúp giảm thiểu tác động lạm phát. Vì chi phí sản xuất luôn tăng lên, việc vận chuyển hàng tồn kho cũ – những sản phẩm tốn ít chi phí hơn để sản xuất có thể tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nhược điểm:

  • Yêu cầu về không gian kho: Để thực hiện chiến lược FIFO / FEFO, kho của bạn phải được sắp xếp khoa học, không gian lưu trữ lớn và nhiều thiết bị chuyên dụng.
  • Bạn phải theo dõi hàng tồn kho của bạn một cách kỹ càng. Với số lượng hàng hóa đi vào và ra khỏi kho, nên cần có một hệ thống theo dõi.
  • Khi doanh nghiệp của bạn bắt đầu phát triển, nhu cầu lưu kho của bạn cũng mở rộng. Bạn có thể gặp khó khăn khi phải cập nhật hàng tồn kho liên tục với hàng ngàn mã hàng hóa ở các vị trí khác nhau, khó khăn trong kiểm kê và các nghiệp vụ kế toán.
  • Mặc dù FIFO / FEFO giảm thiểu lạm phát dẫn đến lợi nhuận cao hơn, nhưng nó cũng dẫn đến thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn.

fifo-va-fefo-la-gi

Lời kết

Dù 2 phương pháp quản lý tồn kho FIFO và FEFO có những nét tương đồng. Tuy nhiên đối với phương pháp FIFO (nhập trước xuất trước), hạn sử dụng của sản phẩm không được dùng để làm tiêu chí xuất kho. Điều đó đã thúc đẩy phương pháp FEFO ra đời. Nếu bạn bán hàng hóa dễ hư hỏng, trong ngành thực phẩm và đồ uống hoặc dược phẩm.. phương pháp tốt nhất bạn nên áp dụng là FEFO.

Có thể bạn quan tâm

>>> FIFO và FEFO: Phương pháp quản lý tồn kho nào là phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn

>>> Lợi ích và cách quản lý, dự báo hàng tồn kho

>>> FIFO Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Chiến Lược Quản Lý Kho Hàng FIFO

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *