FEFO có phải chiến lược quản lý hàng tồn kho tốt nhất?

Chia sẻ:

Mục lục

Điều quan trọng nhất của hậu cần là giao đúng sản phẩm vào đúng thời điểm. Khi công tác hậu cần được thực hiện tốt, công ty của bạn sẽ có lợi thế để dẫn đầu trên thị trường. Là xương sống của vận hành, các công việc hậu cần, kho bãi hay cách bạn xoay vòng các kiện hàng trong kho đều giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo nên một hệ thống hậu cần hoàn chỉnh.

Chiến lược quản lý kho – FIFO, FEFO và LIFO

Có 3 chiến lược để quản lý kho chính là FIFO, FEFO và LIFO.

  • FIFO (First In First Out – Vào trước, ra trước): Đơn giản như cách gọi của nó, các sản phẩm được lưu kho trước sẽ được chuyển ra trước. 
  • FEFO (First Expire First Out – Hết hạn trước ra trước): Tương tự như phương pháp FIFO, FEFO xuất xưởng sản phẩm với ngày hết hạn đến hạn sớm hơn trước. 
  • LIFO (Last In First Out – Vào sau ra trước): Trong trường hợp này, các sản phẩm được nhập vào kho gần đây nhất sẽ được xuất kho trước, kiện hàng mới sẽ được ưu tiên sử dụng trước kiện hàng cũ.

Trong hầu hết các trường hợp, chiến lược quản lý kho sẽ được lựa chọn tùy thuộc vào loại hàng hóa trong kho vì mỗi chiến lược có những ưu điểm khác nhau.

FIFO và FEFO

Đây là 2 chiến lược có khá nhiều điểm chung vì hàng hóa được chuyển vào kho trước cũng thường hết hạn trước. Trường hợp hàng hóa nhập sau có hạn dùng ngắn hơn hàng hóa cũ thường rất ít, do đó 2 chiến lược này gần như tương đồng với nhau.

 

Có thể bạn quan tâm

>>> Lựa chọn sàn thương mại điện tử nào để bắt đầu kinh doanh?

>>> 5 tác động làm thay đổi Thị trường Thương Mại Điện Tử Việt Nam

>>> Xây dựng kênh bán hàng tự động thành công trên Shopee

Sản phẩm phù hợp

Nếu sản phẩm của bạn có thời hạn sử dụng, đây sẽ là một chiến lược bền vững. Các mặt hàng có ngày hết hạn cụ thể, đặc biệt là FMCG (Hàng tiêu dùng nhanh: thực phẩm, đồ dùng vệ sinh, mỹ phẩm, v.v.), thuốc men, thực phẩm bổ sung và các mặt hàng tiêu dùng khác đều cần phải xuất kho nhanh chóng. Hơn nữa, đối với các sản phẩm có thể nhanh chóng trở nên lỗi thời như thời trang và điện tử, càng để lâu trong kho, bạn càng dễ mất tiền. Điều này cũng áp dụng cho các sản phẩm theo mùa và những sản phẩm có chu kỳ nhu cầu ngắn.

Ưu điểm

  • Giảm chi phí: Vì sản phẩm sẽ không ở trong kho lâu, nên chi phí tồn kho trên mỗi sản phẩm của bạn có thể giảm.
  • Giảm số lượng hàng tồn kho đã hết hạn và quá hạn: Nếu sản phẩm trở nên lỗi thời và không còn hữu ích cho người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ khó có thể bán được hàng. Sử dụng các phương pháp FIFO / FEFO sẽ tăng cơ hội sản phẩm được bán trước ngày hết hạn.
  • Kiểm soát chất lượng: Vì hàng hóa trong kho luôn được luân chuyển, khách hàng ít có khả năng nhận được sản phẩm hết hạn. FIFO / FEFO cho phép bạn đảm bảo chất lượng sản phẩm, từ đó giúp tăng sự hài lòng của khách hàng và uy tín thương hiệu. Nếu có bất kỳ lỗi nào xảy ra, phương pháp này cũng giúp ta dễ dàng tìm kiếm thông tin liên quan đến nhà cung cấp và giao hàng.
  • Giảm thiểu tác động lạm phát: Lạm phát có nghĩa là sự tăng giá theo thời gian. Vì chi phí sản xuất luôn tăng lên, việc vận chuyển hàng tồn kho cũ – những sản phẩm tốn ít chi phí hơn để sản xuất có thể tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nhược điểm

  • Không gian kho: Để thực hiện chiến lược FIFO / FEFO, kho của bạn phải được sắp xếp cẩn thận. Các sản phẩm đã lưu lâu nhất trong kho cần được đặt ở những nơi dễ tiếp cận nhất với công cụ xử lý thích hợp, đòi hỏi không gian lưu trữ lớn và nhiều thiết bị chuyên dụng.
  • Theo dõi sản phẩm: Khi triển khai chiến lược FIFO / FEFO, bạn phải theo dõi hàng tồn kho của bạn một cách kỹ càng. Với số lượng hàng hóa đi vào và ra khỏi kho, nên cần có một hệ thống theo dõi đầy đủ.
  • Khó khăn mở rộng: Khi doanh nghiệp của bạn bắt đầu phát triển, nhu cầu lưu kho của bạn cũng vậy. Bạn có thể gặp khó khăn khi phải cập nhật hàng tồn kho liên tục với hàng ngàn mã hàng hóa ở các vị trí khác nhau, kèm với đó là việc cập nhật thời gian hết hạn khác nhau của các sản phẩm ở từng vị trí.
  • Thuế cao hơn: Mặc dù FIFO / FEFO giảm thiểu lạm phát dẫn đến lợi nhuận cao hơn, nhưng nó cũng dẫn đến thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn.

LIFO

Sản phẩm phù hợp

LIFO có thể là chiến lược lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp với sản phẩm đồng nhất không có hạn sử dụng. Vật liệu xây dựng như gạch, cát, than, đá và rượu là những ví dụ điển hình của chiến lược này.

>> Xem thêm: Những mặt hàng nên lưu kho mát

Ưu điểm

  • Tương quan chi phí-doanh thu: Sử dụng phương pháp LIFO, bạn có thể liên kết các chi phí với doanh thu trong thời gian gần. Nếu chi phí sản xuất của bạn tăng lên, phương pháp này sẽ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh mức lãi tương ứng.
  • Giảm thuế: Theo ưu điểm đầu tiên: tương quan chi phí-doanh thu, bạn có thể tránh việc tính toán thấp chi phí sản xuất và tính toán quá cao lợi nhuận. Một phân tích chính xác hơn về lợi nhuận có thể giúp bạn tiết kiệm thuế, điều mà mọi doanh nghiệp đều yêu thích.
  • Ít suy giảm giá trị tài sản: Khi giá cả thị trường biến động, bạn sẽ ít bị ảnh hưởng khi bán hàng hóa với chi phí sản xuất phản ánh giá thị trường gần đây nhất.
  • Giảm phức tạp trong quản lý kho: Với LIFO, lô hàng mới được đặt ngay trên lô cũ trong kho. Chiến lược này ít đòi hỏi sự theo dõi chặt chẽ và diện tích lưu kho không cần quá rộng do không cần phải luân chuyển hàng hóa.

Nhược điểm

Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng tiếc rằng chiến lược LIFO chỉ có thể áp dụng cho một số ngành sản phẩm nhất định mà giá trị của hàng hóa đó không bị suy giảm theo thời gian. 

>> Tìm hiểu thêm: Khi nào thì doanh nghiệp nên thuê dịch vụ hậu cần

Kết luận

Không có một chiến lược quản lý kho nào có thể là “chìa khóa vạn năng” phù hợp với tất cả các mặt hàng. Việc lựa chọn chiến lược nào phụ thuộc rất lớn vào tính chất sản phẩm của bạn. Cho dù lựa chọn của bạn là gì, hãy đảm bảo rằng kho hàng của bạn được sắp xếp gọn gàng để dễ dàng theo dõi và truy xuất.

Với mạng lưới kho vận rộng khắp Đông Nam Á, Boxme Global đã thành công trong việc thực hiện cả ba chiến lược: FIFO, FEFO và LIFO, phục vụ cho nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Hệ thống theo dõi của Boxme Global cung cấp cho người bán trực tuyến các cập nhật thời gian thực về hàng tồn kho và tình trạng đơn hàng, biến Thương mại điện tử thành một trải nghiệm thuận tiện với thời gian và chi phí được tối ưu hóa nhất.

Liên hệ các chuyên gia của chúng tôi để nhận báo giá ngay hôm nay!

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á