Sự bùng nổ của nền Thương mại điện tử Việt Nam đã mở ra những cơ hội giúp doanh nghiệp mở rộng kênh bán đồng thời cũng mang đến nhiều thách thức. Thị trường hiện nay trở nên sôi động hơn với sự góp mặt của nhiều sàn TMĐT như Lazada, Shopee, Sendo, Tiki…

Tuy ra mắt tại Việt Nam được 4 năm nhưng Shopee đã vươn lên vị trí top 1 về số lượt người dùng truy cập và khiến cho mọi đối thủ phải dè chừng. Đến nay, Shopee đã có mặt ở 7 quốc gia châu Á, định hướng là sàn thương mại điện tử số 1 phát triển trên thiết bị di động. 

Để trở thành người bán Shopee Việt Nam, bạn chỉ cần xác minh email, số điện thoại. Bạn cũng sẽ không mất bất kì khoản phí nào khi thiết lập tài khoản bán hàng mới. Tuy nhiên, các thị trường khác ngoài Việt Nam cũng rất hấp dẫn mà người bán không nên bỏ qua. Vì vậy, Shopee đưa ra các chương trình Bán hàng toàn cầu nhằm hỗ trợ người bán có cơ hội được đưa hàng hóa của mình lên bán trên các nền tảng Shopee ngoài Việt Nam.

>> Xem thêm: Làm sao để bán hàng Shopee với tag Ship quốc tế – Hướng dẫn bán hàng Shopee toàn Đông Nam Á

>> Xem thêm: Lựa chọn sàn thương mại điện tử nào để bắt đầu kinh doanh?

Cơ hội trở thành người bán Shopee quốc tế 

Nếu như trước đây, Shopee chỉ hỗ trợ người bán quốc tế bán từ Trung Quốc, thì hiện nay người bán Việt Nam cũng có thể bắt đầu bán hàng Shopee quốc tế. 

Dễ dàng mở rộng thị trường

Dự án Shopee quốc tế (SIP) giúp người bán Việt Nam mở rộng kinh doanh, tăng cơ hội bán hàng mà không phát sinh phí vận chuyển quốc tế. Các vấn đề về chăm sóc khách hàng đội ngũ Shopee sẽ hỗ trợ người bán. Chương trình chỉ áp dụng với những Người bán nhận được thông báo (tại mục Thông báo > Cập nhật Shopee).

shopee-quoc-te

Hiện tại chương trình đang được áp dụng cho nền tảng Shopee ở Malaysia và chỉ dành cho người bán có giấy phép đăng kí kinh doanh.

>> Tham khảo điều khoản dịch vụ TẠI ĐÂY.

Bán Shopee quốc tế cần lưu ý gì?

Người bán cần tuân thủ các quy định về đăng bán của Shopee Việt Nam và Shopee Quốc tế. Đơn hàng phát sinh sẽ được xử lý tại kênh người bán. Các chi phí và điểm phạt áp dụng như đơn hàng trong nước. Tuy nhiên, về chăm sóc khách hàng, đối với đơn hàng quốc tế, Shopee sẽ là bên thứ 3 đại diện trao đổi thông tin giữa người mua và người bán.

Điểm đặc biệt là người bán vẫn sử dụng tài khoản bán hàng tại Shopee Việt Nam và xử lý đơn hàng trên Kênh người bán như đơn hàng trong nước. Thời gian giao hàng cho đơn vị vận chuyển là 1,5 ngày (Không tính chủ nhật và ngày Lễ).

>> Xem thêm: Xây dựng kênh bán Shopee thành công: 9 Bước để kéo traffic Shopee

>> Xem thêm: Top 5 kênh thương mại điện tử lí tưởng cho chiến lược bán hàng đa kênh

Khi tham gia chương trình Bán Hàng Toàn Cầu (SIP), người bán không cần phải viết mô tả sản phẩm bằng tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài, Hệ thống Shopee sẽ tự động dịch thông tin sản phẩm (tên, mô tả, phân loại,..) từ Tiếng Việt sang ngôn ngữ của Quốc Gia đó.

Về cách tính giá:

Giá người mua quốc tế thanh toán = Giá người bán đặt tại Shopee Việt Nam (VNĐ) 

+ Phụ phí hàng quốc tế (vận chuyển, lưu kho, giao vận,…)

Như vậy, Người mua chịu trách nhiệm chi trả phụ phí hàng Quốc Tế và người bán sẽ được doanh thu tương ứng giá bán tại Shopee Việt Nam bằng VNĐ (sau khi trừ các khoản phí).

Để tìm hiểu thêm về các chính sách bán hàng của Shopee, bạn có thể truy cập Shopee Uni. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

Có thể bạn quan tâm

>>> Lợi thế bán hàng Thương mại điện tử ra khu vực Đông Nam Á của Doanh nghiệp Việt Nam 2021

>>> Làm sao để bán hàng Shopee với tag Ship quốc tế – Hướng dẫn bán hàng Shopee toàn Đông Nam Á

>>> Tiềm ẩn nguy cơ chuyển dịch giá cả trên các sàn Thương mại điện tử sau Thông tư 40

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *