3 Xu hướng tác động đến chuỗi cung ứng trong thời kì Covid-19

Chia sẻ:
chuoi-cung-ung

Mục lục

Đại dịch Covid-19 kéo dài đã gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng của rất nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới. Đến tháng 3/2021, 95% doanh nghiệp cho rằng chuỗi cung ứng của họ đã hoặc sẽ bị gián đoạn bởi Covid-19. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có tư duy cầu tiến đã có thể củng cố chuỗi cung ứng của mình và nắm bắt cơ hội để chứng minh sự tin cậy của họ đối với khách hàng.

Bài học mà các doanh nghiệp rút ra từ đại dịch đó là họ cần phải linh hoạt và nhanh chóng thích ứng với các điều kiện thay đổi trên cả chuỗi cung ứng và mạng lưới vận tải. Nếu tồn tại tốt ngay cả trong đại dịch thì khi “bình thường mới” họ sẽ nhanh chóng nắm bắt thị trường tốt hơn các đối thủ.

>> Xem thêm: Covid-19 thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu đối với Fulfillment trong Thương mại điện tử

>> Xem thêm: Tổng hợp tình hình vận chuyển mùa dịch trên cả nước – Cập nhật mới nhất

Dưới đây là 3 xu hướng định hình chuỗi cung ứng hiện nay!

Đa dạng hoá mạng lưới nhà cung cấp trong khu vực 

Theo thống kê từ những lần dịch bệnh bùng phát, các doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt là những doanh nghiệp không phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất và những doanh nghiệp ở gần các nhà cung cấp của họ về mặt địa lý.

Steve Sensing – Chủ tịch Hiệp hội Giải pháp Chuỗi cung ứng Toàn cầu, cho biết: “Để có một chuỗi cung ứng linh hoạt thì bước một đừng bỏ tất cả trứng của bạn trong một giỏ và bước thứ hai là tham gia vào mạng lưới nhà cung cấp tại chính khu vực của bạn nhiều nhất có thể. 

Thuê ngoài đơn vị vận chuyển

Trong thời gian khủng hoảng vì đại dịch, các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi để đáp ứng nhu cầu của thị trường biến động. Ryder cho biết: Vào quý I năm 2020, khi các lô hàng CPG của họ đã tăng 150% do người tiêu dùng có xu hướng tích trữ mọi thứ. Đồng thời, vì nhiều nhà phân phối của Ryder không thể đến lấy hàng trực tiếp, Ryder phải chuyển hướng hàng nghìn xe tải, xe kéo và tài xế các tuyến phát khác sang tuyến CPG.

Như vậy chủ động về nguồn lực và linh hoạt về mạng lưới vận chuyển có thể là một lợi thế cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp khi thị trường biến động. 

>> Xem thêm: Tổng quan thị trường hậu cần thương mại điện tử Đông Nam Á năm 2021

>> Xem thêm: Automated Fulfillment đang thay đổi nền TMĐT thế giới

Tăng tốc chuyển dịch sang thương mại điện tử tác động lên chuỗi cung ứng

Việc giãn cách xã hội kéo dài tại nhiều quốc gia đã ảnh hưởng trực tiếp tới thói quen tiêu dùng của người dân. Họ chuyển qua mua sắm nhiều hơn trên các trang TMĐT thay vì đến cửa hàng.

xu-huong-chuoi-cung-ung-trong-thoi-ki-covid

Doanh thu dự kiến năm 2021 ​​đạt gần 800 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2020. Nhiều nhà bán lẻ truyền thống đã tìm đến các kênh TMĐT để tìm kiếm khách hàng. Khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ người mua sắm trực tuyến mới năm 2020 rơi vào khoảng 30-41% ở các quốc gia như Việt Nam, Philippines, Indonesia,… 

Trong quá trình các doanh nghiệp phục hồi từ ảnh hưởng của đại dịch luôn tiềm ẩn những thách thức và cả cơ hội. Các doanh nghiệp có sự linh hoạt nhạy bén trong kinh doanh, hay sở hữu các đối tác đáng tin cậy, sẽ biết cách điều chỉnh và phát triển doanh nghiệp khi bình thường mới hình thành.

Nguồn: Forbes

Xem bài viết gốc TẠI ĐÂY

Có thể bạn quan tâm

>>> Covid-19 thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu đối với Fulfillment trong Thương mại điện tử

>>> Tổng hợp các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần và hỗ trợ thương mại điện tử nội bật tại Đông Nam Á

>>> 3 Xu hướng tác động đến Thương mại điện tử Đông Nam Á năm 2021

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á