Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc thu hút khách hàng mới là điều cần thiết để tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, việc giữ chân khách hàng hiện tại quay lại thậm chí còn quan trọng hơn đối với lợi nhuận bền vững.
Đã có các nghiên cứu đã chứng minh rằng chi phí để có được một khách hàng mới có thể cao hơn gấp 5 lần so với những chi phí được sử dụng để duy trì một khách hàng hiện có. Ngay cả khi bạn đã chuyển đổi khách hàng tiềm năng mới thành công, tùy thuộc vào ngành bạn đang hoạt động, bạn có thể phải đợi hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm để tạo ra lợi nhuận.
>> Xem thêm: Làm sao để bán hàng Shopee với tag Ship quốc tế – Hướng dẫn bán hàng Shopee toàn Đông Nam Á
Theo báo cáo trong một nghiên cứu của RJMetrics, chỉ có 32% khách hàng quay lại sau lần đặt hàng đầu tiên và 53% trong số đó sẽ thực hiện đơn hàng thứ ba. Một điều đặc biệt đó là 75% khách hàng lặp lại việc mua hàng của doanh nghiệp bạn sẽ giới thiệu doanh nghiệp của bạn cho những người khác. Họ cũng sẵn sàng để lại những đánh giá tích cực trên mạng xã hội, diễn đàn, trang web,… Đây chính là hoạt động marketing 0 đồng, ảnh hưởng tích cực đến việc quảng bá sản phẩm và thúc đẩy quyết định mua hàng của người khác.
Boxme sẽ chỉ ra 4 cách để giữ chân khách hàng quay trở lại mua hàng của doanh nghiệp bạn ngay dưới đây!
1. Điểm thưởng tích luỹ cho mỗi hành vi mua sắm
Tích hợp hệ thống điểm thưởng là cách phổ biến và thiết thực nhất để giữ chân khách hàng ghé thăm cửa hàng của bạn nhiều lần.
Người mua hàng của bạn sẽ được thưởng điểm trên mỗi hoá đơn hoặc khi xếp hạng, đánh giá, chia sẻ trên các nền tảng truyền thông xã hội. Sau đó, khách hàng có thể đổi điểm thành chiết khấu cho những lần mua hàng tiếp theo.
Khi bạn thiết kế một chương trình điểm thưởng, hãy nhớ rằng chương trình của bạn cần phải minh bạch. Bạn nên trao đổi rõ ràng với người mua của mình để đảm bảo rằng tất cả những người tham gia đều biết về bất kỳ quy tắc và điều kiện nào.
Nếu được quản lý tốt, hệ thống điểm thưởng có thể là một phương pháp hiệu quả để xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa doanh nghiệp của bạn và những khách hàng yêu quý của bạn. Tuy nhiên, bất kỳ sự phức tạp và thất vọng nào cũng có thể tác động tiêu cực đến lòng tin và lòng trung thành của khách hàng.
>> Xem thêm: Lựa chọn sàn thương mại điện tử nào để bắt đầu kinh doanh?
>> Xem thêm: Người Đông Nam Á mua sắm trực tuyến như thế nào?
2. Cá nhân hoá để giữ chân khách hàng
Một nghiên cứu của Harvard Business Review chỉ ra rằng hành trình mua hàng được cá nhân hóa và đơn giản hóa là cách tốt nhất để thu được lợi nhuận lâu dài từ khách hàng của bạn.
Mỗi khách hàng có những sở thích khác nhau khi mua sắm, bạn cần tạo và cung cấp các danh sách sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng đối tượng riêng biệt để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của họ. Ngoài ra, việc cung cấp cho khách hàng các phương thức thanh toán và giao hàng địa phương để đảm bảo rằng người mua hàng không gặp bất kỳ khó khăn nào cũng vô cùng quan trọng .
Bạn có thể áp dụng công nghệ để ghi lại và phân tích dữ liệu mua hàng của khách hàng cũng như các hành vi trong quá khứ để đưa ra các đề xuất hoặc giao dịch tùy chỉnh cho họ. Cuối cùng, một lời chúc, lời cảm ơn và tin nhắn chúc mừng sinh nhật có thể cho thấy bạn đánh giá cao những khách hàng thân thiết của mình như thế nào.
>> Xem thêm: Xây dựng kênh bán hàng tự động thành công trên Shopee
>> Xem thêm:Kinh doanh cửa hàng trực tuyến hay ngoại tuyến? Lựa chọn của doanh nghiệp 2021
3. Nâng cao dịch vụ khách hàng
Dịch vụ xuất sắc là yếu tố quan trọng để giữ chân khách hàng.
Một dịch vụ khách hàng tốt sẽ để lại ấn tượng lâu dài. Có thể họ không mua hàng vào thời điểm đó, nhưng khi thích thú và hài lòng, họ sẵn sàng quay lại sau và có nhiều khả năng chia sẻ với những người khác.
Một hệ thống hỗ trợ nhanh chóng, nhiệt tình và thân thiện được đặt là tiêu chuẩn trong dịch vụ khách hàng. Bạn nên tích hợp hệ thống trò chuyện trực tuyến để xử lý kịp thời các thắc mắc của khách hàng. Bạn cũng nên cho phép khách hàng tiếp cận bạn qua nhiều kênh như hotline, trang web, email hoặc phương tiện truyền thông xã hội.
>> Xem thêm: Chăm sóc khách hàng như thế nào để tăng doanh số bán hàng trên Zalo?
>> Xem thêm: Bán hàng Thương mại điện tử toàn Đông Nam Á dễ dàng hơn với tính năng Multi-warehouse
Để hiểu đầy đủ về khách hàng của mình, bạn nên tạo các cuộc khảo sát online hoặc phiếu đánh giá phản hồi nhanh để thu thập thông tin chi tiết về lý do khách hàng chọn bạn, lý do họ quay trở lại, điều họ thích hoặc không thích về sản phẩm dịch vụ của bạn,… Những thông tin chi tiết này có thể giúp bạn nâng cao trải nghiệm mua sắm tổng thể.
4. Tương tác trực tiếp giúp giữ chân khách hàng
Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển không ngừng, tăng cường kết nối giữa người bán và người mua bằng cách thu hút họ qua nhiều kênh trở nên vô cùng quan trọng.
Bạn có thể sử dụng các tài khoản xã hội của mình để khuyến khích khách hàng thích, chia sẻ, đánh giá trải nghiệm mua sắm của họ. Bạn có thể chạy mini game, quà tặng hoặc thông báo cho khách hàng của mình về các chương trình ưu đãi mới nhất. Bạn có thể chia sẻ một số nội dung hữu ích như video hoặc bài viết hướng dẫn để tăng traffic.
Sau khi khách hàng hoàn thành đơn đặt hàng, bạn có thể gửi cho họ một email cảm ơn hoặc email đánh giá trải nghiệm khách hàng. Sau đó vài tuần, bạn có thể gửi thêm email để giới thiệu cho khách hàng một sản phẩm miễn phí cho lần mua hàng tiếp theo. Điều quan trọng là mỗi thông điệp bạn đưa ra phải tăng thêm giá trị cho khách hàng của bạn. Vì vậy nếu không lên kế hoạch và thực hiện cẩn thận, bạn sẽ có nguy cơ mất khách hàng thay vì giữ chân họ.
Trong thị trường thường mại điện tử cạnh tranh khốc liệt, nhiều doanh nghiệp phải vật lộn để thu hút khách hàng mới và giữ cho những khách hàng hiện có quay trở lại. Để tạo ra cơ sở khách hàng hài lòng và trung thành, bạn phải xây dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ theo thời gian. Boxme hy vọng bài viết này đã mang lại cho bạn một số ý tưởng để thực hiện các chiến lược giữ chân khách hàng. Chúc bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm
>>> Kinh doanh thời trang: 0% Chi phí chạy Quảng cáo vẫn có thể đạt doanh thu trăm triệu mỗi tháng
>>> Năm 2020 và 5 bài học từ Thương mại điện tử không thể bỏ qua
>>> Lợi thế bán hàng Thương mại điện tử ra khu vực Đông Nam Á của Doanh nghiệp Việt Nam 2021
Về Boxme: Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.