Dự đoán thị trường thương mại điện tử Indonesia 2021

Chia sẻ:
th-truong-thuong-mai-dien-tu-indonesia

Mục lục

Thế giới trải qua một năm đại dịch đã dần có nhiều chuyển biến rõ rệt trong thói quen tiêu dùng của con người. Người tiêu dùng được yêu cầu tuân theo các quy định về cách xã hội và thực hiện các hoạt động tại nhà, vì vậy họ chuyển sang các nền tảng trực tuyến để đáp ứng nhu cầu hàng ngày là giải trí và mua sắm. Điều này đòi hỏi các nền tảng thương mại điện tử phải phát triển nhanh chóng, đáp ứng các trải nghiệm xã hội của người dùng.

Tại các quốc gia Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Việt Nam ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của nền thương mại điện tử. Theo số liệu do Iprice cũng cấp, số lượng người dùng Shopee đến cuối năm 2020 tăng gấp 2,7 lần so với đầu năm 2019. Việc sử dụng các loại ví điện tử, thanh toán trực tuyến cũng tăng trưởng rõ rệt.

>>> Xem thêm: 3 câu hỏi để bắt đầu kinh doanh tại thị trường thương mại điện tử Indonesia

Dưới đây sẽ là 3 dự đoán về thị trường thương mại điện tử Indonesia trong năm 2021.

1. Thanh toán điện tử

Tiêu dùng online đã trở thành một thói quen của người dân Indonesia nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Đi cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, việc thanh toán không dùng tiền mặt cũng dần chiếm ưu thế.

Các nền tảng thương mại điện tử bắt kịp xu hướng tiêu dùng chung đã sử dụng nhiều phương thức thanh toán trực tuyến như liên kết tài khoản ngân hàng, liên kết với ví điện tử hay tự tạo ra ví thanh toán điện tử của riêng mình. Shopee là một điển hình. Theo một nghiên cứu gần đây của Ipsos, ShopeePay đang chiếm 29% thị phần theo số lượng giao dịch và 32% thị phần theo giá trị thanh toán (TPV) ở Indonesia. 

Ngoài Shopee, Tokopedia cũng cho ra đời một phương thức thanh toán điện tử hợp tác với OVO.

Đại dịch Covid-19 đã tạo ra một cú hích cho sự phát triển của thanh toán số. Tác động mạnh mẽ đến thói quen tiêu dùng người dân Indonesia, các trang thương mại điện tử thực hiện liên tục các chiến dịch giảm giá và khuyến mại khi thanh toán điện tử. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng thanh toán online mang lại sự tiện lợi và bảo mật cao hơn.

>>> Xem thêm: Lựa chọn sàn thương mại điện tử nào để bắt đầu kinh doanh?

2. Logistics 

Logistics trở nên quan trọng hơn khi người tiêu dùng ngày càng phụ thuộc vào các nền tảng thương mại điện tử và đặt nhiều hy vọng vào việc giao hàng hiệu quả hơn. Nhu cầu gia tăng rất đáng kể được thấy trong các loại nhu cầu hàng ngày và hộ gia đình. Tại Indonesia, Shopee ghi nhận ​​lượng hàng thực phẩm và sản phẩm sức khỏe từ các kho của cửa hàng tăng hơn gấp 5 lần.

thuong-mai-dien-tu-indonesia

Người bán cần sử dụng công nghệ một cách hiệu quả để đảm bảo rằng các gói hàng được giao đúng quy cách, thời gian và tiết kiệm chi phí. Giải pháp để đạt được điều này là tận dụng một mạng lưới rộng lớn và tích hợp các nền tảng thương mại điện tử.

Trong năm 2020, Shopee Express – dịch vụ chuyển phát nhanh của Shopee, đã mở rộng phạm vi địa lý để tiếp cận nhiều người dùng hơn, bao gồm cả người dùng ở vùng sâu vùng xa.

BoxmeNhà cung cấp dịch vụ Fulfillment hàng đầu Đông Nam Á, cung cấp dịch vụ Fulfillment đáng tin cậy với hệ thống kho bãi rộng khắp và công nghệ tân tiến giúp tự động hóa việc hoàn tất đơn hàng. Boxme là một trong các doanh nghiệp công nghệ logistics hàng đầu tại khu vực, có thể kết nối các đối tác lớn và uy tín trong nhằm thuận lợi hóa, đơn giản hóa việc mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp TMĐT trong khu vực và quốc tế.

3. Chiến lược bán hàng sáng tạo

Thị trường kinh doanh trực tuyến không giới hạn vừa là cơ hội cũng là thách thức cho các nhãn hàng và nhà bán lẻ. Muốn mở rộng và phát triển kinh doanh, các doanh nghiệp, từ các thương hiệu cao cấp đến các doanh nghiệp siêu nhỏ, cần thực hiện các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số để tiếp cận khách hàng trong điều kiện hiện tại.

Các nền tảng thương mại điện tử cần phải thích ứng và hợp tác với những thương hiệu và người bán này để thực hiện các chiến lược bán hàng sáng tạo nhằm thu hút khách hàng tham gia và tăng thêm sự hiện diện trực tuyến.

Hiện nay, có hơn 20.000 thương hiệu địa phương và toàn cầu hàng đầu trên Shopee Mall, mang đến cho người dùng nhiều lựa chọn ở tất cả các ngành hàng từ đồ dùng hàng ngày đến sản phẩm xa xỉ. Shopee hợp tác với những thương hiệu này để tiếp tục thúc đẩy ranh giới và tạo ra những trải nghiệm mua sắm mới, thú vị và độc đáo hơn cho người dùng.

Có thể bạn quan tâm

>>> Cơ hội phát triển TMĐT tại Indonesia

>>> Lựa chọn sàn thương mại điện tử nào để bắt đầu kinh doanh?

>>> Làm sao để bán hàng Shopee với tag Ship quốc tế – Hướng dẫn bán hàng Shopee toàn Đông Nam Á

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á