2021 là một năm đánh dấu nhiều sự thay đổi toàn cầu, đặc biệt là sự bất ổn về kinh tế, giãn cách xã hội, làm việc từ xa và các dịch vụ “không tiếp xúc”. Những xu hướng Thương mại điện tử được dự đoán cho năm 2021 liệu có tiếp tục đúng trong năm 2022?
Nếu bạn là một nhà kinh doanh TMĐT, đừng vội bỏ qua bài viết này. Dưới đây là 4 xu hướng thương mại điện tử mới cho năm 2022.
>>> Xem thêm: Hậu cần Thương mại điện tử – Giải pháp cho nhãn hàng vượt lên sau đại dịch
>>> Xem thêm: Malaysia 2021: Mua sắm tạp hoá trực tuyến trở thành xu hướng
Xu hướng Thương mại điện tử năm 2022
4 yếu tố dưới đây được dự đoán sẽ dẫn đến sự bùng nổ trong doanh số bán lẻ trực tuyến, dự kiến sẽ tăng lên hơn 6 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2022. Vậy, những xu hướng này là gì?
1/ AI cung cấp hành vi mua sắm mang tính cá nhân hoá nhiều hơn
Bạn có thể đã bắt gặp xu hướng này dưới dạng “analytics” và “chatbot”. Các ứng dụng này không chỉ cung cấp thông tin chi tiết hơn về xu hướng hành vi của người tiêu dùng mà còn nâng cao dịch vụ của bạn bằng cách hỗ trợ 24/7, giúp bạn xây dựng một cộng đồng trực tuyến vững chắc.
AI thực hiện lặp đi lặp lại các công việc để cung cấp hành vi mua sắm mang tính cá nhân hoá nhiều hơn. Hỗ trợ bạn trong “trò chơi dịch vụ khách hàng” với một khoản chi phí tương đối nhỏ. AI loại bỏ lỗi con người khỏi phương trình, giúp khách hàng được hưởng dịch vụ chính xác và kịp thời hơn.
2/ Nhiều phương thức thanh toán
Thanh toán bằng ví điện tử trở thành phương thức được yêu thích khi tỷ lệ người yêu thích thanh toán qua ví điện tử tăng từ 22% lên 37%. Nếu như trước đây, thanh toán TMĐT bằng tiền mặt (CoD) được nhiều người ưa chuộng thì năm 2022, phương thức thanh toán tiền mặt sẽ phải xếp thứ 2 sau ví điện tử.
Bên cạnh đó, nhiều nơi trên thế giới giờ đây đang xem xét tiền điện tử (Cryptocurrencies) như một giải pháp thay thế an toàn, linh hoạt hơn cho tiền mặt và ngân hàng trực tuyến. Điều này một phần là do tính bảo mật tương đối của blockchain.
Mặc dù tiền điện tử không phải là một khoản đầu tư ổn định, nhưng nó rất có tiềm năng trở thành một tùy chọn thanh toán phổ biến cho Thương mại điện tử.
3/ Mua sắm trên thiết bị di động
Mua sắm trên thiết bị di động sẽ vượt xa PC đối với lĩnh vực Thương mại điện tử trong tương lai gần, đặc biệt khi điện thoại ngày càng trở nên thông minh và tiện dụng hơn.
Từ tháng 6.2020, Mobile-first indexing là cơ chế mà Google sẽ ưu tiên sử dụng phiên bản của nội dung trên thiết bị di động để lập chỉ mục và xếp hạng, trong khi trước đây là phiên bản desktop.
>>> Xem thêm: 4 Cách giúp bạn tăng thu nhập trên nền tảng số hoá hiệu quả
>>> Xem thêm: Malaysia 2021: Mua sắm tạp hoá trực tuyến trở thành xu hướng
Trên thực tế, thiết bị di động cũng có tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng thấp hơn và tỷ lệ nhấp cao hơn. Để nắm bắt và tận dụng cứ hướng này, bạn cần đảm bảo rằng trang của bạn trên thiết bị di động có tốc độ tải nhanh chóng, giao diện thân thiện với người dùng và tuyệt đối an toàn.
4/ Mua sắm đa kênh
Hầu hết người mua thực hiện mua hàng theo từng giai đoạn thông qua nhiều nền tảng và thiết bị. Thông thường, họ sẽ tìm hiểu về một nhãn hàng hay sản phẩm thông qua truyền miệng hoặc trên phương tiện truyền thông xã hội. Nếu có sự quan tâm, khách hàng tiềm năng sẽ truy cập trang web và đọc các bài đánh giá trực tuyến.
Hãy cung cấp cho khách hàng các lựa chọn dịch vụ và giao hàng đa dạng: đặt hàng trực tuyến và được giao hàng tận nơi hoặc nhận hàng tại cửa hàng…
Bản chất của mua sắm đa kênh là khách hàng tiếp cận được sản phẩm của bạn trên nhiều nền tảng khác nhau với phạm vi rộng hơn. Hãy xác định mục tiêu, điều chỉnh và phân đoạn đối tượng để tiếp cận họ trên các nền tảng mà họ sử dụng thay vì tiếp thị dàn trải ở nhiều kênh.
Hi vọng rằng bài viết đã cho các bạn thấy được các xu hướng TMĐT cho năm 2022. Từ đó có cái nhìn toàn diện về thị trường và có những điều chỉnh cần thiết trong kế hoạch kinh doanh trong năm tới.
Có thể bạn quan tâm
>>> [Infographic] Thương mại điện tử Việt Nam nửa đầu năm 2021
>>> Nhà bán hàng 2021: Nên thuê kho ngoài hay tự vận hành kho?
>>> Doanh nghiệp kinh doanh TMĐT nhận được gì khi bán hàng đa kho cùng Boxme?
Về Boxme: Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.