Các kênh truyền thông xã hội trở nên quen thuộc trong cuộc sống con người trong thế kỷ 21. Tại Malaysia, các mạng xã hội như Facebook, WhatsApp, Instagram, Youtube.. là nơi cộng đồng chia sẻ hoạt động hàng ngày, cập nhật tin tức, theo dõi xu hướng hay khai thác thị trường.
Thương mại xã hội – thực hiện các hoạt động thương mại điện tử trên các nền tảng truyền thông xã hội, trở thành một trong những kênh hàng đầu để các doanh nghiệp kết nối với người tiêu dùng.
>> Xem thêm: 8 nền tảng để bán hàng online tại Malaysia
>> Xem thêm: Tìm hiểu về thuế và chính sách nhập khẩu tại Malaysia
Xu hướng thương mại xã hội ở Malaysia
Malaysia có hơn 32 triệu dân, trong đó hơn một nửa thuộc độ tuổi 18-54 với tỷ lệ sử dụng Internet lên đến 83%. Sự chấp nhận thương mại xã hội ở mức cao khi hơn 70% người tiêu dùng đã mua sắm trực tuyến trong năm 2020.
Tìm hiểu sản phẩm trên nền tảng thương mại xã hội
Người Malaysia không chỉ sử dụng mạng xã hội như một phương tiện để giao tiếp và chia sẻ nội dung. Khi cần tìm kiếm thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ, hầu hết người tiêu dùng Malaysia sẽ tìm đến các phương tiện truyền thông xã hội.
Một khảo sát do Econsultancy và Magento thực hiện cho thấy cứ 10 người tiêu dùng Malaysia thì có 8 người sử dụng Facebook, Instagram hay Youtube để tìm kiếm thông tin, đề xuất và đánh giá về sản phẩm. Tại đây, những người mua hàng thông thái chia sẻ suy nghĩ, ý kiến và đánh giá của họ về sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, từ đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của những người quan tâm.
Theo BigCommerce, 23% người tiêu dùng trực tuyến bị ảnh hưởng bởi các đề xuất trên mạng xã hội, 84% người tiêu dùng trực tuyến sẽ tìm kiếm các bài đánh giá trên ít nhất một nền tảng truyền thông xã hội trước khi mua hàng. Người tiêu dùng Malaysia có xu hướng sẽ mua sản phẩm trực tuyến sau khi nhìn thấy chúng trên mạng xã hội dưới dạng quảng cáo hoặc như một nội dung được bạn bè chia sẻ.
>> Xem thêm: Tìm hiểu các kênh bán hàng tại Malaysia
Influencer Marketing
Mạng xã hội phát triển ở Malaysia kéo theo sự xuất hiện mạnh mẽ của những người ảnh hưởng trên mạng xã hội – influencer. Những người này đam mê và am hiểu về một lĩnh vực cụ thể sẽ cung cấp thông tin, trải nghiệm và đưa ra lời khuyên về sản phẩm dịch vụ dưới dạng hỉnh ảnh, video hay bài viết.
Nhờ vào uy tín và khả năng tiếp cận của các Influencer, các doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm, dịch vụ của mình đến gần hơn với người tiêu dùng trực tuyến. Từ đó tập khách hàng cũng được tập trung và thu hẹp hơn.
>> Xem thêm: Các cách làm tăng doanh thu x5 lần từ Instagram Shop
>> Xem thêm: Kinh doanh Thời trang tại thị trường Thương mại điện tử Đông Nam Á? Cơ hội và thách thức mở rộng kinh doanh.
Tích hợp giải trí trong nền tảng thương mại xã hội
Giải trí là một tính năng quan trọng đối với mua sắm trực tuyến. Nội dung cần bắt kịp xu hướng, ngắn gọn, hấp dẫn và bắt mắt, phù hợp với đối tượng mục tiêu. Doanh nghiệp cần phải cụ thể và sáng tạo để sản xuất nội dung thu hút sự chú ý của khách hàng, tuy nhiên các chiến lược cần đa dạng và có chọn lọc.
Với sự hỗ trợ của dịch vụ quảng cáo trả tiền (PPC), thương mại xã hội trở nên hiệu quả hơn, tăng chuyển đổi người dùng mạng xã hội thành khách hàng tiềm năng.
Ngoài video và hình ảnh, một hình thức thương mại xã hội rất phát triển ở Malaysia là phát trực tiếp (livestream). Livestream trên Facebook hay Instagram giúp doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng, giới thiệu kỹ hơn về sản phẩm, dịch vụ của mình và giải đáp thắc mắc của khách hàng.
Tại Malaysia hiện nay, người tiêu dùng dành trung bình khoảng 2 giờ 45 phút mỗi ngày trên mạng xã hội, thúc đẩy nền thương mại điện tử phát triển ở quốc gia này. Không phải tất cả người tiêu dùng đều mua hàng trực tiếp từ các nền tảng mạng xã hội, nhưng không thể phủ nhận rằng mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong các giai đoạn khám phá và nghiên cứu đối với hầu hết người tiêu dùng Malaysia.
Có thể bạn quan tâm
>>> Malaysia thống trị thị trường Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020
>>> Năm 2020 và 5 bài học từ Thương mại điện tử không thể bỏ qua
>>> Lựa chọn sàn thương mại điện tử nào để bắt đầu kinh doanh?
Về Boxme: Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.