Tìm hiểu các kênh bán hàng tại Malaysia

Chia sẻ:

Mục lục

Malaysia là một trong những nền kinh tế online phát triển nhanh nhất tại Đông Nam Á với dân số 32.25 triệu và 76% dân số sống tại thành thị. Theo GlobalWebIndex, có tới 25.84 triệu người dùng internet và 80% trong số họ đã từng mua sắm online.

Kênh truyền thống

Các trung tâm thương mại rất phổ biến ở hầu hết các thành phố trung tâm. Một cuộc khảo sát bởi Hiệp hội trung tâm thương mại Malaysia (Malaysian Shopping Malls Association – PPKM) vào năm 2018 cho thấy có tới 671 trung tâm thương mại hoạt động trên toàn lãnh thổ Malay với 39% tập trung tại thung lũng Klang.

Những trung tâm thương mại lớn như 1Utama, Sunway Pyramid và MidValley MegaMall là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất trên thế giới với lượng khách mua hàng lớn, với vị trí chiến lược ngay ở những khu trung tâm và khu dân cư. Những trung tâm thương mại nhỏ hơn như Atria Shopping Gallery, Subang Parade, và Citta Mall đóng vai trò là trung tâm mua sắm trong khu vực cho cư dân sinh sống tại nơi đó. Trong khi một số thương hiệu lớn như Tesco và IKEA có quy mô cửa hàng lớn ở khu vực thành thị, một số điểm bán lẻ cũng có mặt trong các khu mua sắm và khu dân cư quy mô nhỏ.

Các mô hình kinh doanh phổ biến nhất mà thương nhân thường lựa chọn là ký gửi hoặc phân phối tại các cửa hàng truyền thống của họ. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) sẽ thiết lập các gian hàng tại các khu chợ hoặc sự kiện tự phát để quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm của họ một cách trực quan tới người tiêu dùng.

Rất ít trung tâm thương mại độc đáo như The School @ Jaya One có một khu riêng được xây dựng cho các doanh nghiệp nhỏ và công ty khởi nghiệp thuê mặt bằng bán lẻ, biến nó thành một khu bán lẻ nổi bật. Trong khi các trung tâm thương mại theo mô hình khác, chẳng hạn như The LINC KL có không gian sự kiện dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ, công ty khởi nghiệp và những nhà bán lẻ để bán và quảng bá sản phẩm của họ vào cuối tuần hoặc trong các sự kiện nhỏ.
Đối với các doanh nghiệp đang phát triển, các triển lãm thương mại có nhiều khả năng sẽ tiếp cận được đối tượng thích hợp cho hoạt động kinh doanh của họ. Tổng công ty Phát triển Ngoại thương Malaysia (MATRADE) và Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế (MITI) thường tổ chức các sự kiện và triển lãm thương mại để các thương gia giới thiệu và quảng bá thương hiệu của họ và sản phẩm tại các không gian sự kiện lớn như Menara MITI và Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur (KLCC).

>>> Xem thêm: Người Malaysia mua sắm online như thế nào

Kênh Online

Nền tảng thương mại điện tử

Nền kinh tế thương mại điện tử ở Malaysia đang bùng nổ với mức tăng trưởng hàng năm đầy hứa hẹn. Ngày càng nhiều người dùng Internet mua sắm trực tuyến với mức tăng trưởng 24% trong năm 2018, khuyến khích các doanh nghiệp truyền thống thích ứng với các nền tảng bán hàng online.

Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia đều bắt đầu kinh doanh trực tuyến bằng cách sử dụng các trang web, nền tảng TMĐT hoặc nền tảng truyền thông xã hội. Các trang web bán hàng riêng lẻ và các thị trường ngách cũng có mặt nhưng chưa phổ biến trong bối cảnh thương mại điện tử của Malaysia. Để nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh, phần lớn doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm của họ trên các nền tảng TMĐT để nâng cao độ nhận diện thương hiệu. Một số nền tảng thương mại điện tử hàng đầu ở Malaysia là Lazada, Shopee và Lelong.

Lazada là một nền tảng thương mại điện tử có trụ sở tại Singapore, đứng đầu tại Đông Nam Á và là sự lựa chọn hàng đầu trong nhiều năm kể từ khi thành lập. Ước tính có khoảng 12,44 triệu người truy cập hàng tháng trên trang web ở Malaysia. Nền tảng dành cho các nhà bán lẻ này được thành lập vào năm 2011 và được mua lại bởi tập đoàn khổng lồ Alibaba vào năm 2016.

Shopee, cũng là một nền tảng thương mại điện tử có trụ sở tại Singapore, đã trở nên phổ biến như một nền tảng “ưu tiên di động” khi số người dùng Internet di động ở Đông Nam Á đang tăng theo cấp số nhân. Shopee chiếm lấy vị trí số một từ Lazada bằng cách sử dụng phương pháp bản địa hóa và cá nhân hóa để thu hút người dùng ở nhiều khu vực khác nhau trên toàn Đông Nam Á. Với ước tính 27,28 triệu người dùng hàng tháng, Shopee là lựa chọn hàng đầu của những người mua sắm trực tuyến ở Malaysia kể từ năm 2016.

Lelong.my là trang web thương mại điện tử địa phương lâu đời nhất của Malaysia với ước tính khoảng 1,35 triệu người truy cập hàng tháng. Thị trường trực tuyến này sử dụng hai mô hình kinh doanh Consumer To Consumer (C2C) và Business To Consumer (B2C). Trang web bản địa này được nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ – những đối tượng mới thích ứng với TMĐT ưa chuộng.

3 nền tảng này thống trị về lượng truy cập website theo số liệu đưa ra từ iPrice, tuy nhiên với ứng dụng di động, Shopee và Lazada vẫn giữ vững thứ hạng của mình trong khi Lelong.my tụt xuống cuối top 10, nhường chỗ cho các trang mua sắm tại Trung Quốc như Taobao và AliExpress.

Mạng xã hội

Ngoài các nền tảng TMĐT, người bán cũng sử dụng mạng xã hội cho hoạt động kinh doanh của họ. Bên cạnh vai trò là công cụ tiếp thị, mạng xã hội có thể được sử dụng để giao tiếp với khách hàng và bán hàng trực tiếp.

Ở Malaysia, Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất với 24 triệu người dùng hoạt động. Với một phần lớn dân số trên nền tảng này, người bán sẽ mở các trang để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ bằng cách đăng ảnh và video. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp như Benefit Cosmetics đã bắt đầu sử dụng tính năng Facebook Live để quảng cáo sản phẩm của họ để tương tác trực tiếp và nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng. Ngoài ra, tính năng Facebook Marketplace vốn chủ yếu dành cho mô hình bán hàng C2C cũng sẽ sớm phát triển các tính năng B2C cho các doanh nghiệp lớn.

Instagram cũng là một nền tảng truyền thông xã hội rất phổ biến với 12 triệu người dùng đang hoạt động. Giống như Facebook, các nhà bán hàng chủ yếu sử dụng Instagram cho mục đích tiếp thị hình ảnh và video cho sản phẩm. Một vài doanh nghiệp vừa và nhỏ như Puns Ice Cream chủ yếu thực hiện việc kinh doanh của họ trên Instagram mà không cần trang web. Instagram cũng là nhà tiên phong đưa ra các tính năng phát trực tiếp cho phép người dùng tương tác với người xem ngay lập tức.

Điều đáng ngạc nhiên là các dịch vụ tin nhắn cũng được sử dụng làm nền tảng TMĐT. Các công ty như Esyms và Bacon It trực tiếp nhắn tin cho khách hàng của họ qua WhatsApp để chia sẻ các chương trình khuyến mãi và sản phẩm mới nhất, và cả cập nhật trạng thái đơn hàng và vận chuyển.

>>> Tin liên quan: Chiến lược kinh doanh TMĐT tại Malaysia: Giao hàng quốc tế hay phân phối nội địa?

Những nhà bán hàng muốn mở rộng kinh doanh sẽ cần tìm hiểu kênh bán hàng nào phù hợp với doanh nghiệp của mình, tùy thuộc vào sản phẩm và thị trường mục tiêu của họ. Tuy nhiên, phần lớn đều nhìn nhận rằng bán hàng online là cách tốt nhất để bắt đầu trong thời đại số hóa hiện nay.

Với những thông tin về các kênh bán hàng của Malaysia, Boxme mong bạn có thể mở rộng kinh doanh và trở thành một phần của nền kinh tế thương mại điện tử đang phát triển này. Nếu như có bất kỳ câu hỏi, vui lòng liên hệ với các đối tác bản địa như Boxme để biết thêm thông tin về thị trường Malaysia và những gì chúng tôi có thể hỗ trợ bạn.

Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á