Xu hướng số hoá mạnh mẽ ở Đông Nam Á sau đại dịch

Chia sẻ:
xu-huong-so-hoa-o-dong-nam-a

Mục lục

Nửa đầu năm 2021, đại dịch Covid-19 đã bùng nổ trở lại tại Đông Nam Á, gây ra nhiều thay đổi trong thói quen sinh hoạt và tiêu dùng hằng ngày. Các rào cản về thanh toán, hậu cần đã thúc đẩy quá trình số hóa diễn ra nhanh hơn.

>> Xem thêm: Thương mại điện tử Đông Nam Á tiếp tục tăng trưởng theo cấp số nhân – Cập nhật năm 2021

>> Xem thêm: 3 Xu hướng Thương mại xã hội gia tăng ở Malaysia năm 2021

Báo cáo của Facebook và Bain & Company tiến hành khảo sát trên 16.706 người tiêu dùng kỹ thuật số từ các nhóm tuổi, mức thu nhập khác nhau và giới tính trên các quốc gia Đông Nam Á chỉ ra rằng:

  • Tỷ lệ chấp nhận ví điện tử trong mua sắm trực tuyến năm 2021 tăng 1,7 lần so với cùng kì năm ngoái. Con số này có được là nhờ các chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ và sự khuyến khích của Chính phủ các nước.
  • Hơn 2,5 tỷ USD được đầu tư vào các công ty khởi nghiệp hậu cần thương mại điện tử ở Đông Nam Á vào năm 2020.
  • Chất lượng sản phẩm đảm bảo trở thành lý do quan trọng thứ 4 thúc đẩy sự hài lòng của người tiêu dùng.

Thương mại điện tử có được lòng tin của người tiêu dùng

Sự hài lòng của người tiêu dùng trực tuyến đã tăng đáng kể chỉ trong một năm cho thấy rằng các công ty thương mại điện tử  đã cải tiến hiệu quả cách tiếp cận của mình với trải nghiệm khách hàng.

xu-huong-so-hoa-o-dong-nam-a-muc-do-hai-long-nps

Mức độ hài lòng của người tiêu dùng TMĐT tăng gấp đôi từ năm 2020-2021

Mức độ hài lòng trung bình của khách hàng (NPS) ở các thị trường thương mại điện tử năm 2021 ở mức 53%, tăng so với mức 23% của năm trước. Trong đó, mức tăng lớn nhất ở Singapore (tăng từ 5% lên 26%), Việt Nam (tăng từ 20% lên 65%) và Philippines (tăng từ 26% lên 64%). 

5 yếu tố cơ bản để tăng trải nghiệm khách hàng khi mua sắm trực tuyến:

  • Giá bán
  • Chất lượng sản phẩm
  • Tính sẵn có
  • Trải nghiệm giao hàng
  • Phạm vi sản phẩm

>> Xem thêm: 5 Cách tăng khả năng chuyển đổi khách hàng cho trang web của bạn

>> Xem thêm: Kinh doanh trực tuyến: 4 tips giữ chân khách hàng của bạn 

Tài chính, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ được đầu tư phát triển theo hướng số hoá

Nhìn thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử Đông Nam Á, chỉ riêng quý 4 năm 2o2o, hơn 3,6 tỷ USD đã được đầu tư vào các công ty mới nổi trong khu vực. Trong quý 1 năm 2021, Fintech đã nhận được đầu tư tăng gấp 3 lần so với cùng kì năm trước.

xu-huong-so-hoa-o-dong-nam-a-fintech-duoc-dau-tu-manh-me

Đông Nam Á là thị trường có tỷ trọng đầu tư vào không gian công nghệ cao nhất.

Việc tăng cường giao dịch trực tuyến đã mở đường cho các hình thức tài chính mới. Trung bình 38% người tiêu dùng Đông Nam Á dự kiến ​​sẽ chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ kỹ thuật số (tài chính, chăm sóc sức khỏe) sau COVID-19.

  • 67% sử dụng fintech lần đầu tiên. 
  • 45% từ 16 đến 25 tuổi học trực tuyến kể từ COVID-19.
  • 79% sử dụng sức khỏe kỹ thuật số lần đầu tiên kể từ COVID-19.

Cho đến nay, hơn 80% quỹ đầu tư mạo hiểm đã đổ vào Internet và công nghệ, với phần lớn trong số đó là vào lĩnh vực fintech. Đại dịch đã thúc đẩy sự quan tâm to lớn đối với một số ngành như dịch vụ tài chính và sức khỏe trực tuyến. Các lĩnh vực này đang tạo cơ hội tiếp cận cho những người không được phục vụ và đang tạo ra các cơ hội việc làm mà trước đây chưa hề có.

Có thể bạn quan tâm

>>> [Infographic] Thương mại điện tử Đông Nam Á tiếp tục tăng trưởng theo cấp số nhân – Cập nhật năm 2021

>>> Lợi thế bán hàng Thương mại điện tử ra khu vực Đông Nam Á của Doanh nghiệp Việt Nam 2021

>>> Tận dụng hiệu ứng lan truyền ‘social proof’ trong thương mại điện tử

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á