Thương mại điện tử là lĩnh vực duy nhất trong nền kinh tế số Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng kể cả trong đại dịch Covid-19. Theo báo cáo của Facebook và Bain & Co, thương mại điện tử Đông Nam Á tăng trưởng 85% so với cùng kỳ năm 2020, đạt mức 115 tỷ USD.
Báo cáo SYNC thường niên cũng chỉ ra rằng doanh số thương mại điện tử ở Đông Nam Á sẽ tăng từ 62 tỷ USD vào năm 2020 lên 115 tỷ USD vào cuối năm 2021. Theo đó, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam là 5 thị trường được dự đoán sẽ tăng trưởng dẫn đầu trong năm tới.
Ở Singapore, 70% người tiêu dùng đang mua sắm thực phẩm trực tuyến.
Đến quý 3 năm 2021, Shopee là trang TMĐT được truy cập nhiều nhất tại Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và tại Indonesia là Tokopedia với hơn 135 triệu lượt truy cập mỗi tháng.
Q-commerce mở ra xu hướng tự động hoá kho hàng thương mại điện tử
Được thúc đẩy bởi đại dịch Covid-19, một trong những xu hướng thương mại điện tử nổi lên là Q-commerce (thương mại nhanh).
Thương mại nhanh xuất hiện ban đầu để đáp ứng nhu cầu cung cấp các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc nhà cửa… Hiện tại đã có ngày một nhiều doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau theo đuổi xu hướng Quick Commerce này.
Đặc điểm của thương mại nhanh (Q-commerce) là cung cấp sản phẩm ngay lập tức, bất cứ nơi nào khách hàng cần. Yếu tố tốc độ giao hàng và dịch vụ khách hàng được người tiêu dùng ngày nay quan tâm nhiều hơn là việc được giảm giá hoặc giao hàng miễn phí.
Để thực hiện các đơn hàng thương mại điện tử một cách nhanh chóng và chính xác, trung tâm thực hiện bên thứ ba (Fulfillment Center) sẽ là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp. Ở thị trường Đông Nam Á đông dân cư, đây là một mô hình linh hoạt và khả thi hơn nhiều so với việc doanh nghiệp tự vận hành một nhà kho lớn tập trung tất cả hàng hoá.
Các trung tâm thực hiện này cần đảm bảo sử dụng tốt nhất các công nghệ tự động hoá:
- Tích hợp chặt chẽ với các kênh bán thương mại điện tử của nhà bán hàng.
- Khả năng hiển thị trong thời gian thực về tình trạng còn hàng.
- Quản lý kho hiệu quả, đảm bảo rằng sau khi phát sinh đơn hàng, nhân viên kho có thể xác định đúng vị trí các mặt hàng trong kho một cách nhanh chóng và lên lịch giao hàng.
Việc thực hiện các đơn đặt hàng thương mại điện tử tốn nhiều thời gian hơn so với vận chuyển số lượng lớn truyền thống, do đó, việc có một giải pháp công nghệ như WMS (Warehouse management system) sẽ hỗ trợ chọn nhiều đơn hàng và là một khoản đầu tư đúng đắn.
Ảnh: Sưu tầm
>>> Xem thêm: Vị trí kho hàng thương mại điện tử quyết định thành công của nhà bán hàng
>>> Xem thêm: Những lợi ích của việc sử dụng mô hình 3PL Fulfillment cho nhãn hàng trong các dịp sale lớn – Chia sẻ từ Boxme Global
Một WMS sẽ đảm bảo các hoạt động trong kho hàng TMĐT có thể chạy một cách hiệu quả và chính xác với yêu cầu tối thiểu về yếu tố con người.
Theo Bain & Co, triển vọng dài hạn cho nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á là rất mạnh mẽ khi người tiêu dùng đặt niềm tin lớn hơn vào thị trường trực tuyến. Có nghĩa là thương mại điện tử sẽ tăng trưởng lâu dài trong khu vực. Đồng nghĩa với việc tự động hoá kho hàng thương mại điện tử sẽ được đầu tư ngày càng nhiều trong khu vực.
Có thể bạn quan tâm
>>> [Infographic] Những con số kỷ lục ngày 11.11.2021 của thị trường Thương mại điện tử Việt Nam
>>> Bí quyết Boxme có thể hỗ trợ nhiều nhãn hàng Thương mại điện tử vận hành trong các dịp lễ lớn?
Về Boxme: Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.