Thực trạng thị trường mỹ phẩm Việt Nam 2021

Chia sẻ:
thuc-trang-thi-truong-my-pham-viet-nam

Mục lục

Thị trường mỹ phẩm gia tăng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương như hiện nay là do tầng lớp trung lưu ngày càng tăng ở các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia. Nhận thức về sức khỏe và sắc đẹp ngày càng tăng. Bên cạnh đó, sự gia tăng số hóa và phổ biến của thương mại điện tử đã tạo điều kiện cho sự ra mắt của nhiều thương hiệu mới.

Tổng quan thị trường mỹ phẩm

Năm 2018, quy mô thị trường mỹ phẩm ở Châu Á Thái Bình Dương lên tới 120 tỷ USD và đạt khoảng 126 tỷ USD vào năm 2020 theo Statista. Trên toàn cầu, Châu Á chiếm thị phần lớn nhất, 41% toàn thị trường mỹ phẩm thế giới vào năm 2019. Trong khu vực, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là thị trường hàng đầu về làm đẹp và mỹ phẩm, trong đó Việt Nam đang bắt kịp nhanh chóng.

Quy mô thị trường mỹ phẩm khu vực Châu Á Thái Bình Dương giai đoạn 2015-2020.

thuc-trang-thi-truong-my-pham-viet-nam

>> Xem thêm: Thương mại điện tử Việt Nam: Ngành hàng nào đang chiếm ưu thế trên thị trường?

>> Xem thêm: Kinh doanh Thời trang tại thị trường Thương mại điện tử Đông Nam Á? Cơ hội và thách thức mở rộng kinh doanh.

Tại Việt Nam, quy mô thị trường sản phẩm chăm sóc da năm 2019 đạt 854,3 triệu USD và dự kiến ​​đạt 1.922,4 triệu USD vào năm 2027. Nhận thức về lợi ích của việc chăm sóc bản thân ở người tiêu dùng ngày càng được nâng cao đã thúc đẩy việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da hữu cơ ở Việt Nam. Thu nhập tăng và dân số trẻ gia tăng (gen Z chiếm 39,08% tổng dân số) là những yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường mỹ phẩm Việt Nam tăng trưởng.

Thực trạng thị trường mỹ phẩm Việt Nam 

Theo phân tích thị trường sản phẩm chăm sóc da Việt Nam, thị trường được phân khúc dựa trên loại sản phẩm, nhân khẩu học, nhóm tuổi và kênh bán hàng.

Phân loại theo sản phẩm

Đối với nhóm sản phẩm dưỡng da, kem dưỡng (Cream) được coi là một trong những sản phẩm chăm sóc da phổ biến nhất tại Việt Nam. Việc áp dụng kem chăm sóc da đã tăng lên ở thế hệ Z, do những lợi ích nó mang lại như giúp cải thiện tone màu và kết cấu da.

Việc chăm sóc da diễn ra chủ yếu ở độ tuổi từ 16 đến 54, ở cả nam và nữ giới. Ở các độ tuổi và mức sống khác nhau, mức chi tiêu cho việc chăm sóc da của mỗi người cũng khác nhau.

thuc-trang-my-pham-viet-nam

>> Xem thêm: Kinh doanh trực tuyến: 4 tips giữ chân khách hàng của bạn

>> Xem thêm: Lợi thế bán hàng Thương mại điện tử ra khu vực Đông Nam Á của Doanh nghiệp Việt Nam 2021

Theo báo cáo của Q&Me, nhóm sản phẩm phổ biến nhất trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam bao gồm: son, chỉ kẻ mày, kem che khuyết điểm, kem nền, vascara, phấn má,… Hơn 50% người tiêu dùng trên 23 tuổi thường xuyên sử dụng mỹ phẩm trang điểm cho văn phòng, trường học hay đi chơi.

thuc-trang-thi-truong-my-pham-viet-nam

Theo đó, năm 2020, mức tiêu thụ ở hầu hết các sản phẩm trang điểm đều giảm so vơi năm 2019, chỉ có son (lipsticks) là dòng sản phẩm có nhu cầu cao hơn qua mỗi năm, mức phổ biến tăng gấp 6 lần năm 2019.

Phân loại theo độ tuổi

Thế hệ Millennials (Gen Y) sẽ đóng góp tỷ trọng lớn nhất (46.17%) trong việc tiêu thụ sản phẩm dưỡng da. Dự báo đến năm 2027, nhóm tuổi này sẽ tăng mức tiêu thụ và chiếm tỷ trọng cao hơn nữa trên thị trường.

thuc-trang-thi-truong-my-pham-viet-nam

Hi vọng bài viết đã mang lại cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về thị trường mỹ phẩm Việt Nam trong năm 2020. 

Có thể bạn quan tâm

>>> Mỹ phẩm Halal trở thành xu hướng mỹ phẩm 2021 trên thị trường Đông Nam Á

>>> Thương mại điện tử Việt Nam: Ngành hàng nào đang chiếm ưu thế trên thị trường?

>>> Top nguồn hàng dropship Việt Nam cho người mới – Cập nhật 2021

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á