Những thách thức trong Thương mại điện tử mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt

Chia sẻ:
thach-thuc-thuong-mai-dien-tu-doanh-nghiep-vua-va-nho

Mục lục

Thương mại điện tử đã thay đổi thói quen tiêu dùng và trở thành lối sống của con người, đặc biệt kể từ khi diễn ra đại dịch. Đây dường như là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh trên các nền tảng trực tuyến. Dù bạn là nhà bán nhỏ hay là một nhãn hàng tên tuổi, việc kinh doanh thương mại điện tử sẽ giúp bạn tiếp cận được nguồn khách hàng rộng lớn và tăng doanh thu bán hàng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi kinh doanh thương mại điện tử cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như đối thủ cạnh tranh, phát triển sản phẩm, trải nghiệm khách hàng,… Chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn về 9 thách thức lớn nhất khi kinh doanh thương mại điện tử trong năm 2022 dưới đây!

>>> Xem thêm: Lợi thế bán hàng Thương mại điện tử ra khu vực Đông Nam Á của Doanh nghiệp Việt Nam 2021

>>> Xem thêm: Các lễ hội mua sắm đang thay đổi bức tranh Thương mại điện tử Đông Nam Á

Thách thức trong Thương mại điện tử

1. An ninh mạng

Victor Congionti – Giám đốc và đồng sáng lập Proven Data cho biết: Doanh nghiệp thương mại điện tử vừa và nhỏ cần có các chính sách và thủ tục chặt chẽ để tạo ra khuôn khổ an ninh mạng vững chắc cho doanh nghiệp. Trong trường hợp bị tấn công mạng, một doanh nghiệp nhỏ không thể ngừng hoạt động bán hàng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu cửa hàng. 

Nhà bán hàng phải có kế hoạch ứng phó sự cố, thiết lập những việc cần làm trong trường hợp xảy ra tấn công mạng. Trong trường hợp tấn công bằng ransomware, bạn có thể không truy cập được vào các tệp và dữ liệu cần thiết để cung cấp dịch vụ cho khách hàng (chẳng hạn như báo cáo hàng tồn kho). Có kế hoạch ứng phó có thể giúp doanh nghiệp giảm thời gian ngừng hoạt động và tiếp tục cung cấp dịch vụ khách hàng thông qua các phương tiện khác.

2. Mức độ cạnh tranh lớn

Thị trường thương mại điện tử ngày một trở nên “bão hoà” và câu hỏi đặt ra là làm thế nào để sản phẩm của bạn nổi bật giữa đám đông?

thach-thuc-thuong-mai-dien-tu-doanh-nghiep-vua-va-nho

Đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử vừa và nhỏ, cạnh tranh xảy ra dưới nhiều hình thức như giá cả, sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Bằng cách cung cấp một sản phẩm, dịch vụ độc đáo, bạn có thể tập trung vào ngách nhỏ hơn. Hoặc với mức giá phải chăng, bạn cũng sẽ có được một nhóm khách hàng trung thành. 

3. Dịch vụ Fulfillment 

Với xu hướng thị trường hiện nay, việc tự xây dựng ‘’đế chế Fulfillment” cho riêng mình không phải là điều dễ dàng, nhất là với các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm hay nền tảng vận hành tối ưu.

>>> Xem thêm: Vì sao Boxme với mô hình 3PL Fulfillment trở thành lợi thế cạnh tranh của các nhãn hàng mùa sale cao điểm?

>>> Xem thêm: 7 Lý do vì sao bạn nên sử dụng dịch vụ kho vận hậu cần thuê ngoài

Dịch vụ Fulfillment sẽ giúp doanh nghiệp tập trung tối đa vào việc vận hành kênh bán, chạy các chương trình khuyến mại trên các kênh bán hàng nhằm tăng tối đa doanh thu.

Việc thuê ngoài dịch vụ Fulfillment cũng giúp cho các doanh nghiệp chủ động phân bổ theo năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ, linh hoạt trong vận hành. Điển hình trong suốt thời gian diễn ra dịch bệnh phức tạp, những đơn vị thuê ngoài đều giữ được sự vận hành liên tục và ít bị ảnh hưởng bởi các tác động khó lường trước.

4. Trải nghiệm khách hàng

George Dunham – Tổng giám đốc epaCUBE cho biết: “Trong một thế giới mà mọi thứ đều diễn ra trực tuyến, khách hàng hiểu biết nhiều hơn về sản phẩm, giá cả và sự cạnh tranh của bạn. Họ cũng mong đợi nhiều hơn giống như khi mua sắm ngoại tuyến”.

thach-thuc-thuong-mai-dien-tu-doanh-nghiep-vua-va-nho

Hãy tìm cách cung cấp cho khách hàng của bạn trải nghiệm tương tự như họ sẽ có được trong một cửa hàng truyền thống. 

Người tiêu dùng ngày nay đòi hỏi nhiều hơn về sự minh bạch và thống nhất trong giá cả, sự kết nối với người bán cũng như đa dạng phương thức thanh toán.

5. Lưu lượng truy cập và Tỷ lệ chuyển đổi

Xây dựng và vận hành một trang web thương mại điện tử đã khó, nhưng nhận được lưu lượng truy cập chuyển đổi chất lượng còn khó hơn, theo Lisa Chu – Chủ sở hữu thương hiệu Black n Bianco.

Tỷ lệ chuyển đổi trung bình trên toàn cầu là dưới 3%.

Để biến lưu lượng truy cập của bạn chuyển đổi thành đơn hàng, bạn phải có một trang web hiện đại, sạch sẽ, đáng tin cậy và thân thiện với người dùng. Tuỳ thuộc vào sản phẩm, dịch vụ và tập khách hàng bạn muốn hướng tới để xây dựng một trang web với giao diện phù hợp.

“Các doanh nghiệp thương mại điện tử vừa và nhỏ cần hiểu đối tượng mục tiêu mà họ đang nhắm tới, từ đó tạo ra một nhóm khách hàng chọn lọc, những người sẽ là nguồn doanh thu liên tục và những người mua sắm trung thành” – Shirley Tan, Giám đốc đối tác của Yahoo Small Business.

6. Khả năng hiển thị

Làm thế nào để bạn có được lưu lượng truy cập chất lượng vào trang web của mình nếu mọi người không thể tìm thấy trang web của bạn để bắt đầu? Đó là một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Michael Anderson, Chuyên gia tiếp thị và SEO tại GeoJango Maps, cho biết: “Nếu kết quả tìm kiếm Google cho các từ khóa có liên quan đến công ty, sản phẩm, dịch vụ của bạn không hiển thị trên trang đầu tiên thì khách hàng tiềm năng sẽ không thể tiếp cận tới bạn”.

“Cách tốt nhất để vượt qua thách thức này là đầu tư vào SEO. Các công ty thương mại điện tử nên tiến hành nghiên cứu từ khóa, thực hiện các phương pháp hay nhất về SEO trên trang và xây dựng các liên kết đến trang web của mình.”

7. Chính sách hoàn tiền

Syed Ali Hasan – Giám đốc tiếp thị kỹ thuật số tại Film Jackets cho biết: “Nếu bạn muốn thương hiệu của mình nổi bật, thì sự hài lòng của khách hàng phải là ưu tiên hàng đầu. Bất cứ sản phẩm dịch vụ nào bạn đang bán phải giống với những gì được quảng cáo. Hãy đảm bảo các chính sách hoàn trả minh bạch, nhanh chóng và dễ dàng”.

Khi một trang web không trả lại hoặc hoàn lại tiền, điều đó khiến khách hàng có nhiều khả năng nghĩ rằng đó là một giao dịch mua rủi ro, hoặc tệ hơn là một chiêu trò lừa đảo.

> Xem thêm: 4 bước đo lường hiệu quả chiến dịch tiếp thị quà tặng khách hàng cuối năm

>>> Xem thêm: 7 Bước để xây dựng cửa hàng thương mại điện tử thành công (Phần 2)

8. Thị trường tiêu thụ phù hợp

Bước đầu tiên của bất kỳ doanh nghiệp nào là tìm kiếm sản phẩm, thị trường phù hợp và thương mại điện tử cũng vậy. Sản phẩm phù hợp phải thỏa mãn nhu cầu hoặc giải quyết được một vấn đề nào đó của thị trường.

Nếu bạn vẫn chưa tìm ra tập khách hàng lý tưởng của mình, hãy đưa ra một số giả định về thị trường mục tiêu và chạy quảng cáo Facebook cho đối tượng này và tìm hiểu mọi thứ về những khách hàng đầu tiên của bạn như độ tuổi, giới tính, thói quen, sở thích, nghề nghiệp,…

thach-thuc-thuong-mai-dien-tu-doanh-nghiep-vua-va-nho

Khi đã xác định được sự phù hợp với thị trường sản phẩm, bạn có thể tìm ra cách tốt nhất để tiếp cận khách hàng lý tưởng của mình.

9. Tăng doanh số bán hàng

Khi kinh doanh Thương mại điện tử, việc tạo ra các chiến dịch bán hàng độc đáo và hấp dẫn người tiêu dùng là vô cùng quan trọng để quảng bá thương hiệu cũng như tăng doanh thu. Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có sản phẩm phù hợp với mức giá phù hợp.

Trang web của bạn đóng một vai trò quan trọng trong doanh số bán hàng.

  • Bố cục trang web có dễ điều hướng không?
  • Trải nghiệm thanh toán có đơn giản và dễ dàng không?
  • Có những phiếu giảm giá được áp dụng khi khách hàng mua hàng số lượng lớn.

Các chức năng này của trang web có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi và làm cho trải nghiệm của khách hàng trở nên thú vị hơn.

Lời kết

Trên đây là 9 thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt khi kinh doanh thương mại điện tử. Tuy nhiên, đây là một thị trường tiềm năng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn thử sức, đặc biệt khi thói quen tiêu dùng của con người đang chuyển hướng sang online ngày một nhiều hơn. 

Hi vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích!

Nguồn: Business News Daily

Có thể bạn quan tâm

>>> [Infographic] Thương mại điện tử trở thành lối sống của người Đông Nam Á

>>> 5 Cách tăng khả năng chuyển đổi khách hàng cho trang web của bạn

>>> Doanh nghiệp kinh doanh TMĐT nhận được gì khi bán hàng đa kho cùng Boxme?

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á