Kinh doanh trực tuyến trở nên phổ biến và được ưa chuộng hơn tại Việt Nam kể từ khi các nền tảng truyền thông xã hội được nhiều người sử dụng. Đến năm 2021, Việt Nam có hơn 68 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên nền tảng Facebook, xếp thứ 7 trên thế giới về tổng số người dùng Facebook, tạo nền tảng cho sự bùng nổ kinh doanh trực tuyến.

Ngoài Facebook, nền tảng xã hội mới nổi như Instagram, Tiktok, hay các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, Sendo cũng là những lựa chọn để tăng độ nhận thức về thương hiệu hoặc sản phẩm cho các doanh nghiệp nhỏ mà không cần đầu tư chi phí chạy quảng cáo.

kinh-doanh-truc-tuyen-khong-chay-quang-cao

Với thương hiệu thời trang, ngoài việc tạo cho mình một câu chuyện thương hiệu, hình ảnh nổi bật, thì việc tiếp cận được tệp khách hàng mục tiêu một cách nhanh nhất và rộng nhất cũng là ưu tiên số 1 của các chủ cửa hàng. Bằng cách sử dụng quảng cáo Google và Facebook, người bán trực tuyến có thể rút ngắn thời gian thu hồi vốn cho việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên, việc chạy quảng cáo tốn rất nhiều chi phí mà không phải ai bước đầu kinh doanh thời trang cũng có thể theo đuổi, hoặc đôi khi việc chạy quảng cáo không đúng tệp cũng tạo hiệu quả không như mong muốn.

>> Xem thêm: Thương mại điện tử Việt Nam 2020: Kênh bán nào là phù hợp?

>> Xem thêm: Lợi thế bán hàng Thương mại điện tử ra khu vực Đông Nam Á của Doanh nghiệp Việt Nam 2021

Nhiều người đã lựa chọn mở rộng kênh bán hoặc marketing không quảng cáo để phát triển “đường dài” thương hiệu thời trang cho riêng mình. Hãy cùng Boxme tìm hiểu các hướng đi cho nhà kinh doanh thời trang không muốn tốn chi phí chạy quảng cáo trong bài viết này nhé!

1. Facebook

Facebook Group

Facebook Group là một kênh bán hàng tốt để bạn có thể nhắm đến một cộng đồng đối tượng khách hàng cụ thể. Trong các group, bạn có thể thoải mái trao đổi, giao lưu với các thành viên khác, cung cấp thông tin sản phẩm của mình bằng cách đưa ra những quan điểm cá nhân một cách khéo léo để kéo traffic về trang cá nhân.

Tuy nhiên, trong các Group này, bạn nên tham gia chia sẻ một cách khách quan, không nên PR lộ liễu hay xuất hiện liên tục dày đặc tại một nơi. Điều này dễ khiến tài khoản cá nhân của bạn bị đưa vào danh sách spam của nhóm.

Facebook Fanpage

Fanpage là nơi bạn có thể tự do đăng tải bài viết, xây dựng content cho thương hiệu thời trang của mình. Một fanpage có càng nhiều fan thì nhận được lượng reach cao. 

Lợi thế của Fanpage Facebook rất lớn giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn. Bạn có thể tương tác trực tiếp với khách hàng, cung cấp hình ảnh, thông điệp của bộ sưu tập mới tới khách hàng qua mỗi bài viết; tư vấn và trả lời thắc mắc của khách. Việc livestream bán hàng cũng là một hình thức giao tiếp thân thiện hơn với những người dùng Facebook và đang ngày một phổ biến.

2. Instagram

Chính sự xuất hiện mới mẻ của Instagram đã thu hút giới trẻ sử dụng đông đảo và trở nên phổ biến trong thời gian gần đây tại Việt Nam. Điều đặc biệt của mạng xã hội này là mọi thông tin chủ yếu xuất hiện dưới dạng hình ảnh, video và được thiết kế, trình bày với tính thẩm mỹ cao. Màu sắc và khung hình đặc sắc của Instagram khiến trang các nhân trở nên thu hút đặc biệt hơn. 

Hệ thống hashtag của Instagram được xem là hoạt động tốt hơn rất nhiều so với hệ thống hashtag của Facebook. Vì vậy không hề khó để bắt gặp những bài post với một chùm chuỗi những hashtag dài trên Instagram, với cách này có thể tăng độ nhận diện thương hiệu khi người dùng tìm kiếm hashtag. Do đó, đừng quên đính thêm hashtag liên quan đến sản phẩm, thương hiệu để mọi người có thể dễ dàng tìm thấy doanh nghiệp của bạn dễ dàng hơn nhé.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ tập người dùng của Instagram chủ yếu là giới trẻ (khoảng từ 16-28 tuổi). Nếu sản phẩm thời trang của bạn không hướng tới những đối tượng trên thì bạn không nên tốn công sức để xây dựng shop trên nền tảng này vì kết quả đạt được sẽ là rất ít hoặc không có.

3. TikTok

Đây cũng là một nền tảng mạng xã hội mới nổi tại Việt Nam với cộng đồng người dùng đông đảo từ nhiều nơi trên thế giới. Tồn tại dưới dạng video dưới 60 giây, Tiktok ngày một phát triển vì những thông tin người dùng cung cấp dưới dạng video ngắn gọn và thu hút.

kinh-doanh-truc-tuyen-khong-chay-quang-cao

Sản xuất ra những video chỉn chu, đẹp mắt và ngắn gọn sẽ thu hút được nhiều người xem. Điều này rất có lợi cho thương hiệu thời trang của bạn. Khi người xem chọn nút “thích” một clip nào đó, họ thường có xu hướng ghé trang cá nhân và xem thêm các clip khác. Tận dụng điều này, bạn có thể gắn link Fanpage hay Website thương hiệu của bạn, kéo thêm traffic về trang gốc.

>> Xem thêm: 4 nền tảng website hỗ trợ bán hàng tốt nhất

4. Sàn Thương mại điện tử

Thương mại điện tử với mức tăng trưởng nhảy vọt trong năm 2020 đã chứng minh được sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Khi kinh doanh thời trang, bạn không nên bỏ qua việc bán hàng trên sàn. Rào cản ra nhập thấp, chiết khấu không cao, dễ dàng sử dụng và thiết lập tài khoản là những ưu điểm vượt trội khi bán hàng trên sàn.

Shopee, Lazada, Sendo hay Tiki là những cái tên bạn nên tham khảo. Mỗi sàn đều có những thế mạnh và điểm yếu riêng, nên trước khi thiết lập gian hàng, bạn cần tìm hiểu thật kĩ nhé.

kinh-doanh-truc-tuyen-khong-chay-quang-cao

>> Xem thêm: Lựa chọn sàn thương mại điện tử nào để bắt đầu kinh doanh?

>> Xem thêm: 17 tips để trở thành Top Seller trên sàn Lazada

5. Website

Để xây dựng một thương hiệu bền vững, nền tảng cần có đó là trang web của riêng bạn.

  • Chuyên nghiệp: Đón đầu xu thế, bắt kịp thời đại là những gì trang web bán hàng của bạn có thể mang lại. Một website tốt tạo cho doanh nghiệp sự chuyên nghiệp, niềm tin cho khách hàng và được đánh giá cao hơn.
  • Uy tín: Một trang website bán hàng được thiết kế thông minh, bố cục rõ ràng với hệ thống các sản phẩm đa dạng, có ghi rõ ràng giá cả, chất lượng, nguồn gốc sản phẩm sẽ tạo độ tin cậy cao hơn.
  • Tăng năng lực cạnh tranh: Trên thực tế người mua sẽ có xu hướng chuyển sang những doanh nghiệp có trang web vì ở đó họ có thể tìm hiểu về doanh nghiệp, tìm hiểu về sản phẩm…

 

Không thể phủ nhận về sức mạnh của quảng cáo Facebook hay Google. Tuy nhiên, việc Facebook và Google liên tục thay đổi thuật toán quảng cáo cũng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Bài viết này chứng tỏ việc kinh doanh thời trang thành công hoàn toàn có thể tách rời với chạy quảng cáo bằng cách lựa chọn được kênh bán phù hợp và kết hợp chúng với nhau để tăng doanh thu.

Có thể bạn quan tâm

>>> Kinh doanh cửa hàng trực tuyến hay ngoại tuyến? Lựa chọn của doanh nghiệp 2021

>>> Ngành thời trang Đông Nam Á vẫn mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19

>>> Lợi thế bán hàng Thương mại điện tử ra khu vực Đông Nam Á của Doanh nghiệp Việt Nam 2021

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *