Kinh doanh cửa hàng ngoại tuyến hay trực tuyến trở thành nỗi băn khoăn của các doanh nghiệp hiện nay. Điều này xuất phát từ việc thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Việc mua sắm tại các cửa hàng trực tuyến sẽ tiết kiệm được thời gian mà lại giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn. Bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận khách hàng luôn ưu tiên việc ra trực tiếp cửa hàng, dùng thử hoặc mặc thử sản phẩm.

Cửa hàng trực tuyến hay ngoại tuyến, mỗi hình thức kinh doanh đều có các ưu điểm và hạn chế riêng. Với một doanh nghiệp, việc đưa ra quyến định kinh doanh thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất vẫn đang là bài toán khó. Để có một cái nhìn tổng quát hơn về vấn đền này, Boxme sẽ đưa ra những ưu và nhược điểm của hai loại hình kinh doanh này.

Kinh doanh cửa hàng ngoại tuyến

Từ xưa đến nay, việc sở hữu một cửa hàng kinh doanh ngoại tuyến được cho là một loại giá trị bền vững của doanh nghiệp. Sức mạnh thương hiệu được thể hiện bởi một cửa hàng với mặt tiền lớn, đặt ở những vị trí đắt giá, hay số chi nhánh của doanh nghiệp.

Ưu điểm

1. Tăng trải nghiệm thực tế của khách hàng

Các của hàng ngoại tuyến là nơi người tiêu dùng có thể nhìn thấy ngay các sản phẩm, tự mình lựa chọn mẫu mã mong muốn, thử với kích thước phù hợp và biết được chất lượng của vật liệu được sử dụng. Một vấn đề khác thường xảy ra khi mua hàng khác với các cửa hàng trực tuyến là màu sắc. Thường thì màu sắc trong ảnh chụp của sản phẩm sẽ khác so với ảnh gốc. Trải nghiệm thực tế với sản phẩm là lý do khiến người tiêu dùng tin tưởng cao đối với các cửa hàng offline.

2. Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn

Cửa hàng offline luôn có nhân viên làm việc nên mọi thắc mắc, khiếu nại hay nhu cầu của khách hàng sẽ được giải quyết trực tiếp mà không bị kéo dài. Tại cửa hàng, dịch vụ cho người tiêu dùng có thể được thực hiện dễ dàng. Chủ doanh nghiệp có thể trực tiếp cung cấp sản phẩm mẫu và đổi trả hàng nếu cần.

3. Thanh toán an toàn hơn

Người tiêu dùng ghé thăm các cửa hàng ngoại tuyến thường sẽ trả tiền mặt cho hàng tạp hóa của họ. Các khoản thanh toán trực tiếp này làm cho các giao dịch tại cửa hàng ngoại tuyến trở nên an toàn hơn. Ngoài ra, không cần phải lo lắng về việc thanh toán thất bại và gian lận.

4. Không cần bận tâm về vấn đề vận chuyển

Vì sản phẩm đã chọn được trao tận tay người tiêu dùng sau khi thanh toán nên chủ cửa hàng không phải bận tâm đến việc lựa chọn đơn vị vận chuyển, giảm khả năng đổi hoàn sản phẩm. Người tiêu dùng cũng không phải lo lắng khi nào hàng đã đặt đến nơi và không phải chi trả thêm chi phí vận chuyển.

5. Giảm sức cạnh tranh

Mặc dù các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến hiện nay phát triển không ngừng nhưng các cửa hàng kinh doanh ngoại tuyến vẫn có những khách hàng trung thành của riêng mình. Do đó, sự cạnh tranh sẽ phần nào được giảm bớt.

>>> Xem thêm: Lợi thế bán hàng Thương mại điện tử ra khu vực Đông Nam Á của Doanh nghiệp Việt Nam 2021

Hạn chế

1. Phạm vi tiếp cận thị trường hạn chế

kinh-doanh-cua-hang-ngoai-tuyen-hay-truc-tuyen

Các cửa hàng ngoại tuyến thường tiếp cận thị trường ít hơn đối với các cửa hàng trực tuyến. Điều này có thể làm sụt giảm doanh số nếu chủ cửa hàng không có chiến lược cụ thể để kiểm soát việc kinh doanh. Các chủ cửa hàng cũng nên chọn một địa điểm chiến lược để có thể tiếp cận được với nhiều người tiêu dùng hơn.

2. Đòi hỏi nhiều hơn về nguồn nhân lực

Để duy trì một cửa hàng offline, doanh nghiệp luôn cần có nhân viên tại cửa hàng. Tuỳ quy mô hay phân chia công việc mà có thể sẽ cần thêm thu ngân, nhân viên kho, nhân viên bán hàng. Việc tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên cũng đòi hỏi chủ doanh nghiệp bỏ nhiều chất xám. Dù chỉ là những cửa hàng nhỏ nhưng việc tuyển dụng cần được thực hiện nghiêm túc để có được nguồn nhân lực đáng tin cậy và sẵn sàng hợp tác cùng nhau để phát triển doanh nghiệp.

3. Vốn đầu tư lớn hơn

Một cửa hàng offline đòi hỏi nhiều hơn cửa hàng online về vốn thuê mặt bằng, thiết kế cửa hàng, chi phí bảo trì sửa chữa và lương cho nhân viên bán hàng. Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ vốn để đáp ứng một số điều trên trước khi quyết định mở một cửa hàng offline.

4. Giới hạn thời gian mở cửa

Các cửa hàng ngoại tuyến thường hoạt động 10 – 12 giờ mỗi ngày, thông thường từ 9 giờ sáng đến 22 giờ. Tất cả các giao dịch mua bán chỉ có thể được thực hiện trong khoảng thời gian đó. Thời gian còn lại của cửa hàng đóng cửa và không phục vụ khách hàng.

>>> Xem thêm: Chiến lược kinh doanh TMĐT tại Malaysia: Giao hàng quốc tế hay phân phối nội địa?

Kinh doanh cửa hàng trực tuyến

Cửa hàng trực tuyến là hình thức kinh doanh dễ bắt gặp hiện nay trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube; trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada hay trên website của doanh nghiệp… Nền tảng thương mại điện tử Việt Nam có một bước tiến dài trong một thập kỷ qua và giá trị ước tính lên đến 43 tỷ USD vào năm 2025.

Ưu điểm

1. Dễ vận hành

Với sự phát triển của internet như hiện nay. việc mở một cửa hàng kinh doanh trực tuyến trở nên vô cùng dễ dàng. Không có rào cản về tuổi tác, vị trí, hay nghề nghiệp, dù là thanh thiếu niên, các bà nội trợ, thậm chí là nhân viên văn phòng đều có thể bắt đầu kinh doanh trực tuyến. Chỉ cần tạo một tài khoản trên các nền tảng thương mại điện tử, một cửa hàng trực tuyến đã có thể được mở.

2. Phạm vi tiếp cận rộng hơn

Nhờ sự phổ biến của internet, người tiêu dùng ở khắp mọi nơi đều có thể tiếp cận với cửa hàng trực tuyến của bạn. Việc tiếp thị cho cửa hàng online cũng vì thế mà dễ dàng hơn nhiều. Không chỉ giới hạn tại địa phương, doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến hoàn toàn có thể mở rộng ra quốc gia, thậm chí cả quốc tế mà không cần lo lắng về việc phải mở cửa hàng ở một địa phương mình không có hiểu biết về nó.

3. Không yêu cầu vốn đầu tư ban đầu

Cửa hàng trực tuyến có thể được hình thành chỉ với điện thoại di động có kết nối internet. Bây giờ có hệ thống đại lý bán lẻ và dropship sẽ giúp bạn bắt đầu kinh doanh dễ dàng hơn ngay cả khi không có vốn. Chỉ cần đăng sản phẩm lên kênh bán, thực hiện các công việc tiếp thị hiệu quả và chờ đợi đơn đặt hàng. Bạn không cần dự trữ một lượng sản phẩm quá lớn để bắt đầu kinh doanh online, mà có thể linh hoạt nhập thêm hàng khi có đơn đặt hàng mới.

4. Không cần có địa điểm cửa hàng

Một cửa hàng trực tuyến không yêu cầu một địa điểm thực tế để chứa sản phẩm và như một địa điểm giao dịch. Các tài khoản và cửa hàng trên các kênh bán khác nhau được tạo ra là nơi để tiến hành quá trình mua và bán. Các cửa hàng trực tuyến có thể được kiểm soát từ bất cứ đâu.

5. Yêu cầu ít nhân viên hơn

Do hệ thống đơn giản hơn, các chủ cửa hàng trực tuyến không phải mất nhiều thời gian và tiền bạc để tuyển dụng nhân viên. Việc bán hàng và vận chuyển thường có thể được thực hiện bởi một hoặc hai người. Tuy nhiên, nếu công việc kinh doanh trực tuyến phát triển nhanh và cần mở rộng trên hệ thống, bạn có thể cân nhắc việc thuê nhiều nhân viên để giúp công việc của mình dễ dàng hơn.

6. Thời gian linh hoạt

Dù ở bất cứ đâu, vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, bạn đều có thể vận hành việc kinh doanh từ xa. Việc đăng tải sản phẩm hay chat với khách hàng đều có thể làm suốt 24 giờ. Kinh doanh trực tuyến sẽ giúp chủ cửa hàng sắp xếp thời gian khoa học và tiết kiệm hơn.

>>> Xem thêm: Làm sao để bán hàng Shopee với tag Ship quốc tế – Hướng dẫn bán hàng Shopee toàn Đông Nam Á

Hạn chế

1. Cạnh tranh cao

kinh-doanh-cua-hang-ngoai-tuyen-hay-truc-tuyen

Rào cản để bắt đầu kinh doanh online rất ít tạo điều kiện cho đông đảo người dùng tham gia kinh doanh. Điều này làm cho sức cạnh tranh ngày một tăng cao cả về giá cả lẫn chất lượng sản phẩm. Các chủ cửa hàng trực tuyến không chỉ cạnh tranh với các thương gia trong nước mà còn cả quốc tế.

2. Lòng tin với khách hàng

Một trong những điều khiến lòng tin đối với các cửa hàng trực tuyến thấp là do hàng hóa mua về không được người tiêu dùng thử trước. Vì vậy, chủ cửa hàng phải đảm bảo tất cả hàng hóa bán ra đều có chất lượng tốt trước khi giao hàng. Nếu có sản phẩm không phù hợp, chủ cửa hàng phải có trách nhiệm thay thế.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những đặc thù kinh doanh riêng, sẽ phù hợp với việc kinh doanh của hàng trực tuyến hoặc ngoại tuyến. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn doanh nghiệp thực hiện song song cả hai hình thức này, hỗ trợ và bổ sung những ưu điểm và hạn chế cho nhau. Nếu vốn ban đầu của bạn không đủ lớn, bạn có thể bắt đầu với việc kinh doanh cửa hàng trực tuyến để xây dựng thương hiệu và tệp khách hàng, sau đó mới mở cửa hàng ngoại tuyến. Mong rằng bài viết đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích!

Có thể bạn quan tâm

>>> Thương mại điện tử Việt Nam 2020: Kênh bán nào là phù hợp?

>>> Lợi thế bán hàng Thương mại điện tử ra khu vực Đông Nam Á của Doanh nghiệp Việt Nam 2021

>>> Boxme giới thiệu giải pháp hỗ trợ kinh doanh trên toàn Đông Nam Á tại Martech 2021

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *