Hai gã khổng lồ hậu cần thương mại điện tử Indonesia có thể kể đến J&T Express và SiCepat. Gần đây, hai đơn vị 3PLs này có những động thái huy động vốn lên đến hàng trăm triệu USD, mở đầu cho một cuộc chiến giá cả tại quốc gia này.
Hai gã khổng lồ hậu cần thương mại điện tử Indonesia chuẩn bị cho cuộc chiến giá cả.
SiCepat đã huy động được 170 triệu USD trong series B, mà người sáng lập The Kim Hai tuyên bố biến công ty thành một “soonicorn” – công ty khởi nghiệp có tiềm năng.
Bên cạnh đó, chỉ sau vài tuần, J&T Express – được thành lập bởi Jet Lee, trước đây là Giám đốc điều hành Indonesia của thương hiệu điện thoại di động Trung Quốc Oppo – đã thu về con số khổng lồ 2 tỷ USD khi chuẩn bị phát hành cổ phiếu lần đầu tại Mỹ.
>> Xem thêm: Tổng hợp các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần và hỗ trợ thương mại điện tử nội bật tại Đông Nam Á
>> Xem thêm: Đông Nam Á – Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp quốc tế
Mặc dù cả J&T và SiCepat đều báo cáo kinh doanh có lãi, việc gọi vốn gần đây sẽ giúp hai nền tảng này chuẩn bị tốt hơn cho cuộc cạnh tranh về giá sắp tới.
Giá cả tạo ra sự khác biệt
Các nền tảng bán hàng thương mại điện tử tại Đông Nam Á hiện nay mặc dù đang trên đà phát triển nhưng vẫn chưa thu lãi, một phần ảnh hưởng bởi việc trợ cấp cho chi phí vận chuyển. Một khi sàn thương mại điện tử thắt chặt vấn đề trợ cấp vận chuyển, các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần sẽ phải đau đầu khi đưa ra mức phí phù hợp với thị trường.
Cả J&T và SiCepat yêu cầu kêu gọi việc rót vốn lớn để đưa ra và duy trì mức giá thấp nhất cho khách hàng, nhằm chiếm lĩnh thị phần.
>> Xem thêm: Top 10 đơn vị giao hàng nhanh tại Indonesia năm 2021
>> Xem thêm: Mỹ phẩm Halal trở thành xu hướng mới ở các nước Đông Nam Á
Sự xuất hiện của các đơn vị giao hàng nhanh là Gojek và Grab cũng gây những khó khăn nhất định. Khi khách hàng mong muốn thời gian giao hàng nhanh chóng, họ sẽ lựa chọn các nhà vận chuyển nhanh. Lợi thế của Gojek hay Grab là tích hợp giữa “xe ôm công nghệ” và “giao hàng nhanh” giúp tận dụng tối ưu thời gian của các tài xế và tiết kiệm chi phí.
Tham vọng chiếm lĩnh thị phần
Một giai đoạn của cuộc chiến “đốt tiền”, sau khi đảm bảo được thị phần, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ bắt đầu tăng giá, điển hình là Shopee. Trong những năm gần đây, Shopee đã bắt đầu cắt giảm ưu đãi cho các nhà cung cấp dịch vụ giao hàng, đồng nghĩa với việc người mua hàng sẽ phải chi trả nhiều hơn phí vận chuyển. Để giữ được hành vi tiêu dùng không thay đổi, các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển phải đưa ra mức giá thấp nhất có thể bằng các tự động hoá để tối thiểu chi phí.
J&T Express cho biết: “Chúng tôi có máy phân loại tự động ở một số trung tâm phân loại lớn có thể phân loại lên đến 30.000 đơn hàng với 108 điểm đến mỗi ngày“
>> Xem thêm: Dự đoán thị trường thương mại điện tử Indonesia 2021
>> Xem thêm: Boxme hợp tác cùng J&T Express cung cấp dịch vụ vận chuyển từ tháng 8/2020
J&T đã chứng minh được rằng một khi đã chinh phục được thị trường Indonesia, việc mở rộng sang các nước trong khu vực tương đối đơn giản hơn.
Có thể bạn quan tâm
>>> Xu hướng mua sắm trực tuyến của người Indonesia trong mùa lễ Ramadan 2021
>>> Đông Nam Á – Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp quốc tế
>>> Bán hàng Thương mại điện tử toàn Đông Nam Á dễ dàng hơn với tính năng Multi-warehouse
Về Boxme: Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.