Tiềm ẩn nguy cơ chuyển dịch giá cả trên các sàn Thương mại điện tử sau Thông tư 40

Chia sẻ:
nguy-co-chuyen-dich-gia-tren-san-Thuong-mai-dien-tu

Mục lục

Trung bình hiện nay có hơn 35 triệu giao dịch/ngày qua các Sàn Thương mại điện tử Việt Nam. Doanh thu năm 2020 lên tới 11,8 tỷ USD, chiếm khoảng 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ. Để tránh thất thu ngân sách, ngành Thuế sẽ buộc các sàn như Shoppe, Tiki, Lazada, Sendo… khấu trừ thuế trực tiếp trên doanh thu người bán.

Theo quy định mới nhất tại Thông tư 40 của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ 1/8/2021, cá nhân kinh doanh có thu nhập năm từ 100 triệu đồng trở lên sẽ phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Mức thuế áp dụng là 1,5% tính trên doanh thu, gồm 1% thuế suất giá trị gia tăng và 0,5% thuế thu nhập cá nhân. 

>> Xem thêm: Lựa chọn sàn thương mại điện tử nào để bắt đầu kinh doanh?

>> Xem thêm: 5 Tips giúp tạo chiến lược thương mại điện tử quốc tế thành công

Tiềm ẩn nguy cơ chuyển dịch giá cả trên sàn thương mại điện tử sau thông tư 40

Thông tư 40 của Bộ Tài chính chỉ ra rằng các cá nhân bán hàng trên các sàn thương mại điện tử Việt Nam sẽ bị khấu trừ thuế trên doanh thu. Căn cứ trên doanh thu và các khoản thu khác mà cá nhân kinh doanh trên sàn nhận được, bao gồm khoản nhận qua đơn vị vận chuyển – COD, các hình thức trung gian thanh toán…

Theo quy định, các cá nhân kinh doanh thông qua Sàn giao dịch TMĐT phải có:

  • Tên cá nhân/ người đại diện kinh doanh
  • Địa chỉ trụ sở hoặc thường trú của cá nhân
  • Thông tin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc MST cá nhân
  • Số điện thoại
  • Thông tin về hàng hóa, dịch vụ
  • Thông tin về giá và phương thức thanh toán.
  • Thông tin về vận chuyển và giao nhận.

Cá nhân kinh doanh thông qua sàn có thể là hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán hoặc theo phương pháp kê khai. 

san-thuong-mai-dien-tu-sau-thong-tu-40

Trường hợp sàn đã thực hiện khai thay, nộp thay cho cá nhân thì căn cứ doanh thu, tiền thuế đã nộp thuế thể hiện trên chứng từ do sàn phát hành để kê khai, điều chỉnh doanh thu và mức thuế tại cơ quan thuế quản lý địa điểm kinh doanh cố định.

Trường hợp sàn chưa thực hiện khai thay, nộp thay cho cá nhân thì cá nhân kinh doanh căn cứ kết quả kinh doanh thông qua sàn (theo chứng từ do sàn phát hành) và kết quả kinh doanh tại địa điểm kinh doanh cố định để kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế quản lý địa điểm kinh doanh cố định.

>> Xem thêm: 4 nền tảng website hỗ trợ bán hàng tốt nhất

>> Xem thêm: 3 Xu hướng tác động đến Thương mại điện tử Đông Nam Á năm 2021

Trước đây, người bán hàng chỉ phải chịu một khoản khấu trừ doanh thu từ sàn mà không cần nộp thuế nên giá cả sẽ khá cạnh tranh với các sản phẩm bán tại cửa hàng truyền thống. Sau Thông tư 40 của Bộ Tài chính sẽ có những tác động trực tiếp đến nguồn thu của người bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, có thể làm thay đổi mức giá bán và các chính sách giá.

Tuy nhiên, đến hiện tại vẫn chưa có thông tin về các thay đổi của các sàn về vấn đề này!

Về phía các Sàn giao dịch TMĐT

Tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 40/2021/TT-BTC (Thông tư 40) vừa được Bộ Tài chính ban hành ngày 1/6 có quy định rõ: Các Sàn giao dịch TMĐT thực hiện kê khai thuế thay, nộp thay các cá nhân theo lộ trình cơ quan thuế. Số thuế khai thay, nộp thay được căn cứ theo thuế suất của từng lĩnh vực, ngành nghề áp dụng đối với cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ trên Sàn.

san-thuong-mai-dien-tu-sau-thong-tu-40

Toàn bộ thông tin doanh thu và số thuế theo từng đơn hàng trên chứng từ cung cấp cho người mua hàng và người bán sẽ được sàn giao dịch TMĐT ghi nhận lại.

Các Sàn giao dịch TMĐT có trách nhiệm triển khai việc cung cấp thông tin cho cơ quan thuế theo hình thức điện tử với chuẩn định dạng dữ liệu theo quy định của cơ quan Thuế. Tất cả cơ sở dữ liệu thông tin hiện tại của Sàn phải được cập nhật, bổ sung thông tin theo đúng quy định chậm nhất trước ngày 01/8/2021.

Lời kết

Các Sàn giao dịch Thương mại điện tử đóng vai trò như cánh tay nối dài của ngành Thuế để hỗ trợ các cá nhân kê khai nộp thuế đúng và đủ,  góp phần nuôi dưỡng nguồn thu. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có quy định để quản lý tốt hơn các cá nhân bán hàng trên nền tảng mạng xã hội như: Google, Facebook, Youtube, TikTok… để đảm bảo công bằng giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Việc thay đổi các yếu tố kỹ thuật để phục vụ công tác phối hợp trong quản lý thuế cần đòi hỏi các đơn vị Sàn giao dịch TMĐT nâng cấp phần mềm, tích hợp thêm các chức năng quản lý thuế. Theo cơ quan thuế, việc thi hành thông tư từ 1.8 có thể giãn, theo lộ trình, để các sàn thương mại điện tử có thêm thời gian chuẩn bị.

Có thể bạn quan tâm

>>> Bán hàng Thương mại điện tử toàn Đông Nam Á dễ dàng hơn với tính năng Multi-warehouse

>>> Làm sao để bán hàng Shopee với tag Ship quốc tế – Hướng dẫn bán hàng Shopee toàn Đông Nam Á

>>> Thương mại điện tử Việt Nam: Ngành hàng nào đang chiếm ưu thế trên thị trường?

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á