Bán lẻ đa kênh là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng thị trường và hiểu hơn về khách hàng của mình. Tầm quan trọng của nó càng rõ ràng hơn trong bối cảnh Covid-19 kéo dài. Khi các cửa hàng truyền thống bị buộc phải đóng cửa thì bán hàng trực tuyến sẽ trở thành kênh bán hàng chính của mọi doanh nghiệp.

Cùng Boxme tìm hiểu bán lẻ đa kênh là gì, lợi thế và thách thức của mô hình này ngay dưới đây!

Bán lẻ đa kênh là gì?

Bán lẻ đa kênh – thường thấy trong môi trường B2C, là sự kết hợp của nhiều phương thức để bán sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Khách hàng sẽ tiếp cận và mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn bằng các kênh ngoại tuyến hay trực tuyến mà họ biết.

Bán lẻ đa kênh là xu hướng tự nhiên của thị trường do những thay đổi trong thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Điều này thách thức tất cả các nhà bán hàng, buộc họ phải phát triển các chiến lược mới để bán hàng thông qua các nền tảng và kênh bán mới để kết nối với khách hàng.

ban-le-da-kenh

Các kênh bán chính hiện nay có thể kể đến như cửa hàng ngoại tuyến, website, sàn thương mại điện tử và các mạng xã hội.

Nhiều “ông lớn” trên thế giới từ lâu đã áp dụng mô hình này. Điển hình như Adidas với hơn 2400 cửa hàng ngoại tuyến toàn cầu, cùng hàng trăm trang Facebook ở mỗi quốc gia, website chính thức, hay các sàn TMĐT như Amazon, eBay, Shopee,…

>>> Xem thêm: Top 5 kênh thương mại điện tử lí tưởng cho chiến lược bán hàng đa kênh

>>> Xem thêm: Vị trí kho hàng thương mại điện tử quyết định thành công của nhà bán hàng

Lợi thế của bán lẻ đa kênh

Không phải ngẫu nhiên mà bán đa kênh lại được nhiều nhãn hàng với quy mô lớn/ nhỏ áp dụng. Dưới đây là những lợi thế mà mô hình này mang lại.

Đối với nhãn hàng

1/ Tăng doanh thu

Bán lẻ đa kênh giúp bạn tiếp cận tới nhiều ngách của thị trường hơn và có được những khách hàng mới, từ đó tăng lượng sản phẩm bán được. Nhiều kênh bán lẻ hơn cung cấp cho nhãn hàng nhiều hơn các công cụ bổ sung để upsell. Quá trình tiếp thị cũng dễ dàng hơn khi bạn có kênh bán trên mạng xã hội hay các sàn TMĐT. 

2/ Thấu hiểu hành vi tiêu dùng

Tất cả những “dấu vết” mà khách hàng để lại khi mua hàng từ cửa hàng đa kênh là chìa khóa để bạn tìm cách khai thác phù hợp. Bán lẻ đa kênh cho phép bạn thu thập nhiều loại dữ liệu khách hàng để giúp bạn xây dựng chân dung chi tiết về đối tượng của mình.

Từ mức độ hiển thị nhân khẩu học, lịch sử mua hàng, sở thích hay thời gian, vị trí và thiết bị mà họ mua sắm, bạn sẽ dễ dàng hiểu được khách hàng của mình và đưa ra chiến lược bán hàng tốt hơn.

3/ Tăng nhận diện thương hiệu

Thương hiệu đóng một vai trò quan trọng trong trải nghiệm của khách hàng cũng như quá trình họ quyết định mua của bất kì thương hiệu nào. Với bán hàng đa kênh, người mua hàng sẽ chọn thương hiệu có nhiều kênh mua hơn, mức độ phủ sóng cao và tương tác tốt hơn với họ. Một khi có được sự tin tưởng của khách hàng, việc chuyển đổi trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Đối với người mua

1/ Tiết kiệm thời gian

Mô hình bán lẻ đa kênh giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy những gì họ cần và mua sản phẩm từ các kênh yêu thích của họ. Họ có thể đến cửa hàng ngoại tuyến của bạn hoặc chọn giao hàng. Do đó, mất ít thời gian hơn để sản phẩm đến tay người mua.

2/ Nhiều sự lựa chọn hơn

Tại các trang mua sắm trực tuyến, danh mục sản phẩm hiện lên giúp người mua tìm kiếm sản phẩm phù hợp dễ dàng hơn. Người mua có thể thoải mái lựa chọn nơi đặt mua nếu có giá thành tốt hơ: trong nước hoặc vận chuyển từ nước ngoài.

3/ Không phát sinh chi phí

Bán lẻ đa kênh làm giảm hoặc loại bỏ các chi phí phát sinh liên quan đến mua sắm truyền thống, như lái xe trong tình trạng tắc nghẽn giao thông hoặc phải xếp hàng chờ đợi…

Hạn chế của bán lẻ đa kênh

Bên cạnh những ưu điểm mà mô hình bán lẻ đa kênh mang lại, vẫn còn tồn tại một vài hạn chế mà nhà bán hàng cần lưu ý cũng như tìm cách tối ưu nhất để cải thiện trải nghiệm khách hàng.

1/ Trình độ công nghệ

Nhãn hàng cần đảm bảo đủ nguồn lực để vận hành trôi chảy cùng lúc nhiều kênh bán. Sàn thương mại điện tử đòi hỏi nhãn hàng cần có đội ngũ riêng thực hiện từ khâu bán hàng đến vận hành hàng hoá. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách tối ưu website bán hàng tại đây!

Một nền tảng công nghệ quản lý và đồng bộ tất cả các kênh bán sẽ giúp việc doanh nghiệp điều phối công việc tốt hơn từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác và kịp thời. 

2/ Vấn đề vận chuyển khi bán hàng trực tuyến

Thời gian giao hàng và chi phí vận chuyển cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng. Nhiều nhãn hàng đã tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ hậu cần (3PL) để có một dịch vụ giao hàng nhanh với mức giá hợp lý.  

Việc vận hành nhiều kênh bán cùng lúc có thể làm cho bộ máy của doanh nghiệp trở nên cồng kềnh và nhiều chi phí phát sinh. Tại Việt Nam hiện nay đã có nhiều công ty cho ra đời giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng đa kênh. 

Giải pháp của Boxme

Với dịch vụ 3PL Fulfillment của Boxme, doanh nghiệp không phải lo về vận hành, nhãn hàng tập trung xây dựng chiến lược kinh doanh.

ban-le-da-kenh-cung-boxxme

Với định vị là Fulfillment, Boxme hỗ trợ nhà bán hàng TMĐT bằng cách cung cấp dịch vụ kho vận, xử lý đơn hàng và giải pháp công nghệ giúp quản lý vận hành tự động.

Đội ngũ của Boxme vào những ngày nhãn hàng chạy campaign có thể vận hành liên tục 14/24h mỗi ngày để xử lý tất cả đơn hàng một cách nhanh chóng. Thời gian xử lý đơn hàng trung bình từ lúc phát sinh trên hệ thống đến khi hoàn tất chờ hãng vận chuyển qua lấy là 5 phút/đơn hàng.

Trong nhiều năm qua, Boxme đã hợp tác với các hãng vận chuyển trong và ngoài nước, mở rộng kênh vận chuyển và luôn cung cấp cho khách hàng những tùy chọn vận chuyển tốt nhất với mức giá tốt hơn. Thông tin về hãng vận chuyển cũng được tổng hợp trên trang chủ của Boxme, đem lại sự linh hoạt, chủ động cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

Các sản phẩm công nghệ khác của Boxme bao gồm:

1/ Phần mềm Omisell giúp bạn theo dõi được tình trạng hàng tồn tại các kho của mình một cách đồng bộ và liên tục theo thời gian thực. Bên cạnh đó, Omisell còn được tối ưu hơn cho mô hình kinh doanh qua các sàn TMĐT như Lazada, Shopee, Tiki,… với các tính năng quản lý tồn kho nâng cao.

2/ Tạo thêm chương trình bán hàng đi kèm bên ngoài tương đương với chương trình trên sàn thông qua Omisocial.

Có thể bạn quan tâm

>>> Bán hàng đa kênh: Sự khác nhau giữa Multi Channel và Omnichannel là gì?

>>> Lợi thế bán hàng Thương mại điện tử ra khu vực Đông Nam Á của Doanh nghiệp Việt Nam 2021

>>> 7 Bước để xây dựng cửa hàng Thương mại điện tử thành công (Phần 1)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *