Tổng giá trị hàng hoá (GMV) của thị trường Thương mại điện tử Việt Nam đạt 13 tỷ USD vào năm 2021, chiếm 62% tổng giá trị nền kinh tế kỹ thuật số. Thị trường có sự tăng trưởng nhanh chóng nhờ vào dòng vốn đầu tư nước ngoài, chính sách khuyến khích của Chính Phủ và khả năng truy cập internet được cải thiện.
Thị trường Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021
1. Việt Nam là thị trường đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số, chỉ sau Philippines và Thái Lan. Tổng giá trị hàng hoá của nền kinh tế kỹ thuật số năm 2021 của Việt Nam đạt 21 tỷ USD. Trong đó, Thương mại điện tử chiếm 13 tỷ USD, Online Media chiếm 3.9 tỷ USD, Online Travel chiếm 1.4 tỷ USD và Transport & Food chiếm 2.4 tỷ USD.
Đến năm 2025, dự kiến GMV nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam sẽ tăng gấp 2.7 lần, đạt 57 tỷ USD.
2. Năm 2021, số lượng sản phẩm được người tiêu dùng Việt Nam mua trực tuyến tăng 50% so với năm 2020, trong khi số lượng nhà bán lẻ trực tuyến tăng 40%, dẫn đến tổng doanh số bán lẻ trực tuyến tăng gấp 1,5 lần.
3. Năm 2021 ghi nhận hơn 69 triệu người – tương đương 70% dân số Việt Nam, sử dụng Internet. Trong đó có 53 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số trên tổng số 350 người tiêu dùng kỹ thuật số ở Đông Nam Á.
4. Đến năm 2021, 53% người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam sử dụng ví điện tử để thanh toán. Đây là hình thức thanh toán được yêu thích ở khu vực Đông Nam Á.
5. Năm 2021, chi tiêu Thương mại điện tử chiếm 10% Tổng chi tiêu bán lẻ của thị trường Việt Nam. Ước tính đến năm 2030, con số này là 50%.
Yếu tố định vị thị trường TMĐT Việt Nam
1. Dịch vụ hậu cần
Tự động hoá kho hàng Thương mại điện tử được đẩy mạnh trong những năm gần đây tại Việt Nam. Thị trường tự động hoá kho hàng ước tính đạt 69 tỷ USD trong năm 2025.
2. Nền tảng công nghệ
Việt Nam là quốc gia có nguồn lực về công nghệ mạnh mẽ do tính năng động và thích nghi, chuyển đổi nhanh của các doanh nghiệp kỹ thuật số.
[Infographic] Tổng quan thị trường TMĐT Việt Nam 2021 và Yếu tố định vị thị trường trong tương lai
Có thể bạn quan tâm
>>> [Infographic] Sự phát triển của ngành e-Logistics tại thị trường Đông Nam Á
>>> 7 Tips “bỏ túi” cho nhà bán lẻ Thương mại điện tử năm 2022
Về Boxme: Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.