Ngành TMĐT tại Malaysia đang bùng nổ với giá trị thị trường lên tới 3.6 tỷ USD trong năm 2019. Ước tính có khoảng 25,84 triệu người dùng Internet ở Malaysia và 80% trong số này đã mua sắm trực tuyến. Cuộc khảo sát về Triển vọng Thị trường Kỹ thuật số của Statista cho thấy người Malaysia đã chi hơn 6 tỷ đô la Mỹ trong năm 2018 vào các giao dịch trực tuyến. Với nền kinh tế thương mại điện tử đang được ưu tiên phát triển ở Malaysia, các thương gia có thể dễ dàng tham gia vào lĩnh vực này và mở rộng kinh doanh. Dưới đây là một số nền tảng ở Malaysia bạn có thể tham khảo để bắt đầu việc kinh doanh TMĐT của mình.

>>> Tin liên quan: Tìm hiểu thói quen mua hàng của người Đông Nam Á

 

 1. Sàn TMĐT

Shopee
Lượng truy cập ước tính trung bình hàng tháng: 27,82 triệu

Ra mắt vào năm 2015, sàn TMĐT có trụ sở tại Singapore này đã gây bão khắp Đông Nam Á với chiến thuật tiếp cận khách hàng qua nền tảng di động. Khoảng 89,4% người mua sắm trực tuyến của Malaysia thích mua sắm trên điện thoại thông minh so với máy tính để bàn và máy tính xách tay. Sau khi Shopee tung ra ứng dụng di động của mình, họ đã đạt được mức tăng trưởng 43% hàng tháng ngay trong năm 2016. Có văn phòng tại Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines, Shopee có thể tạo các chiến dịch tiếp thị dành riêng cho từng quốc gia để thu hút người dân địa phương, trở nên nổi bật đối với các đối thủ cạnh tranh khác.

>>> Xem thêm: 16 tips thúc đẩy doanh số bán hàng trên Shopee (phần 1)

 

Lazada
Lượng truy cập ước tính trung bình hàng tháng: 12,44 triệu.

Lazada là một trong những sàn TMĐT tiên phong lớn nhất Đông Nam Á. Được thành lập vào năm 2012, Lazada đã phát triển nhanh chóng thành một sàn TMĐT với đa dạng sản phẩm từ điện tử tiêu dùng đến thiết bị gia dụng.

Tập đoàn Alibaba hiện là cổ đông lớn nhất, sở hữu 83% cổ phần của tập đoàn Lazada. Vì vậy, khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm và mua hàng từ Taobao trên Lazada.

>>> Có thể bạn quan tâm: 17 tips để trở thành Top Seller trên sàn Lazada

Lelong.my
Lượng truy cập ước tính trung bình hàng tháng: 1,35 triệu

Lelong.my là thị trường thương mại điện tử riêng của Malaysia, bắt đầu hoạt động vào năm 1998, trở thành một trong những công ty thương mại điện tử hoạt động lâu nhất trong nước. Thị trường này có nhiều loại sản phẩm từ hàng tiêu dùng, đến đồ gia dụng và thực phẩm đông lạnh. Sử dụng mô hình Consumer to Consumer (C2C) và Business to Consumer (B2C), trang web thu hút nhiều người bán độc lập và Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tiếp cận thị trường mục tiêu địa phương của họ.

 2. Mạng xã hội

Facebook
Người dùng hoạt động ước tính hàng tháng: 24 triệu

82% người dùng mạng xã hội của Malaysia đang hoạt động trên Facebook vào năm 2019. Hầu như tất cả mọi người đều ở trên Facebook vì nhiều lý do khác nhau, từ cá nhân cho đến kinh doanh. Facebook ra mắt Facebook Marketplace vào năm 2016, cho phép người dùng bán nhiều loại sản phẩm, bao gồm cả hàng cũ trên nền tảng mạng xã hội này. Ước tính có khoảng 800 triệu người dùng trên toàn cầu đang hoạt động trên Facebook Marketplace, dẫn đến việc Facebook quyết định đầu tư vào mô hình B2C cho các doanh nghiệp. Ngoài Facebook Marketplace, một số người bán cũng sử dụng Facebook Live hoặc Facebook Stories như một phương tiện để quảng bá sản phẩm và tương tác với khách hàng của họ. Công ty đánh cá quy mô nhỏ DD Fishery Live đã sử dụng Facebook Live để giới thiệu mô hình đấu giá trực tiếp tới khách hàng, phương pháp này đã được chứng minh là rất thành công và được người Malaysia ưa chuộng.

instagram-crashing-down-black-screen-not-working-wont-open-when-fixed-offline-facebook-problems
Instagram
Người dùng hoạt động ước tính hàng tháng: 12 triệu

Instagram là nền tảng truyền thông xã hội phổ biến thứ hai ở Malaysia. Instagram sử dụng hình ảnh trực quan làm phương thức tương tác chính trong ứng dụng, nên những người bán thường sẽ sử dụng nền tảng này để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của họ bằng cách sử dụng những bức ảnh có tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ sử dụng Instagram Story (gọi tắt là Instastory) để tạo các video ngắn có thể nhanh chóng quảng bá sản phẩm của họ mà không chiếm quá nhiều thời gian của người dùng.

79dc31280371b8ffbe56ec656418e122
WhatsApp
Số lượng người dùng ước tính: 21 triệu

Trong số những ứng dụng nhắn tin trực tuyến trên di động, WhatsApp là ứng dụng phổ biến nhất với số lượt tải xuống và số người dùng cao nhất ở Malaysia. Theo báo cáo, Malaysia là quốc gia có nhiều người dùng WhatsApp nhất trên thế giới. Một số doanh nghiệp bán hàng online như Bacon It thích sử dụng các ứng dụng nhắn tin để trao đổi trực tiếp với từng khách hàng và tiếp cận những khách hàng tiềm năng, cũng như đưa ra các thông điệp quảng cáo. Các giao dịch diễn ra trên WhatsApp chủ yếu là thanh toán qua ngân hàng hoặc chuyển khoản.

 3. Ngách thị trường TMĐT

Để thu hẹp số lượng khách hàng mục tiêu của họ, một số thương hiệu bán hàng online sử dụng trang web của riêng mình cho thị trường ngách, điều này khá là phổ biến trong ngành thời trang và dược phẩm.

Có rất nhiều trang web thời trang ở Malaysia nhưng nổi bật nhất là Zalora. Đứng thứ 4 trong số các trang web TMĐT được truy cập nhiều nhất ở Malaysia, Zalora có trung bình 1,33 triệu lượt xem website mỗi tháng. Trang web này có đa dạng các sản phẩm thời trang, làm đẹp và phụ kiện để thu hút sự chú ý của người mua sắm online. Một tính năng chính mà Zalora dành cho người bán là dịch vụ chuyên biệt từ tư vấn, lưu kho đến sản xuất để người bán phát triển kinh doanh.

Được thành lập bởi một nhóm dược sĩ vào năm 2017, Esyms là một công ty dược phẩm trực tuyến giúp người dùng dễ dàng tìm hiểu các sản phẩm chăm sóc cá nhân và nâng cao sức khỏe bằng cách sử dụng các trang web TMĐT, tiếp thị qua điện thoại và ứng dụng di động. Công ty này hợp tác với các doanh nghiệp cùng ngành để cung cấp trải nghiệm dược phẩm trực tuyến được cá nhân hóa, cùng với dịch vụ trò chuyện và chat trực tiếp với các dược sĩ được chứng nhận của họ.

 4. Tạm kết

Có khoảng 80% người Malaysia đã và đang sử dụng mạng xã hội, tương đương 24,1 triệu người dùng trên nhiều nền tảng khác nhau. Vậy nên, chẳng có gì ngạc nhiên nếu các doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội như một phương tiện để quảng bá và kinh doanh TMĐT. Nền kinh tế TMĐT ở Malaysia đang phát triển nhanh chóng với nhiều kênh bán ngày càng phát triển và số lượng người mua sắm trực tuyến ngày càng tăng cao. Với sự hỗ trợ của chính phủ trong việc ưu tiên nền kinh tế TMĐT, những người bán hàng từ khắp nơi trên thế giới có cơ hội bình đẳng để phát triển và mở rộng kinh doanh của họ tại Malaysia.

Nhiều người bán hàng online đã đăng sản phẩm của mình lên nhiều kênh bán hàng và sàn TMĐT khác nhau. Để nhận và theo dõi đơn đặt hàng của khách hàng trên một hệ thống tổng hợp, nhiều doanh nghiệp đã hợp tác với những công ty hậu cần bên thứ 3 (3PL) như Boxme để tự động hóa việc xử lý đặt hàng, đóng gói, giao hàng và trả hàng. Điều này giúp các doanh nghiệp đỡ đi gánh nặng lao động thủ công để tập trung vào tiếp thị và phát triển thương hiệu của mình. Hãy tìm hiểu xem dịch vụ 3PL nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn và bắt đầu phát triển kinh doanh tại Malaysia ngay hôm nay!

>>> Xem thêm: Tìm hiểu các kênh bán hàng tại Malaysia

Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *