Top 30 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới

Việt Nam đã vượt qua một chặng đường dài để ghi tên mình lên bản đồ xuất khẩu của thế giới. Theo Bộ Công Thương, các sản phẩm Việt Nam sản xuất đã được nhập vào hơn 200 thị trường trên toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia với quy định nhập khẩu nghiêm ngặt như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Vào năm 2007, Việt Nam chỉ đứng thứ 50 trên toàn thế giới về xuất khẩu. 12 năm sau đó, Việt Nam đã nhảy vọt 14 bước để vươn lên hạng 26, với tổng giá trị xuất khẩu 243,5 tỷ USD. Cũng trong năm 2007, Việt Nam chỉ có 14 thị trường với giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu vượt quá 1 tỷ USD và một thị trường 10 tỷ USD là Mỹ. Vào cuối năm ngoái, những con số này lần lượt là 31 và 4, xác nhận một sự tăng trưởng cả về khối lượng và quy mô.

Các sản phẩm của Việt Nam đã tìm được đường đến mọi nơi trên thế giới. Thống kê năm 2018 cho thấy châu Á là khu vực xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 53,6% tổng giá trị hàng, 23,4% sang châu Âu và 13,4% sang Mỹ. Các con số này trong năm 2007 lần lượt là 65,8%, 15,2% và 13,4%.

->> Đọc thêm: Việt Nam tăng trưởng mạnh về sản xuất giữa chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

Xuất khẩu trong năm 2019

Trong 10 tháng đầu năm 2019, sản lượng xuất khẩu của Việt Nam được định giá hơn 217 tỷ USD, đạt 82,5% mục tiêu của năm, cao hơn 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Những con số này thể hiện một tốc độ tăng trưởng ổn định khoảng 7-8% mỗi năm.

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, tiếp theo là các thị trường Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đồng thời, tăng trưởng được ghi nhận ở các thị trường tương đối mới như Nga, New Zealand và Canada (mức tăng trưởng lần lượt là 13,9%, 12,5% và 30,9%).

Dữ liệu từ Bộ cũng cho thấy có 29 nhóm hàng hóa với giá trị hơn 1 tỷ USD, 5 trong số đó thậm chí còn mang về hơn 10 tỷ USD. Điện thoại di động và phụ tùng là nhóm hàng hóa giá trị nhất với 43,5 tỷ USD, tiếp theo là điện tử, máy tính và phụ kiện (28,8 tỷ USD), hàng may mặc (27,4 tỷ USD), giày dép (14,6 tỷ USD), và máy móc, thiết bị và công cụ (14,6 tỷ USD). Tổng giá trị của năm nhóm này chiếm 59,4% tổng lượng xuất khẩu của cả nước.

Ước tính thặng dư thương mại là 7,05 USD so với 6,83 tỷ USD năm ngoái. Nếu Việt Nam có thể duy trì tiến độ hiện tại, năm 2019 sẽ là năm thứ tư liên tiếp nền kinh tế Việt Nam có thặng dư thương mại thay vì thâm hụt.

->> Có thể bạn quan tâm: Việt Nam trong năm 2019: Quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ hai thế giới?

Những trở ngại hiện tại

Do nhu cầu toàn cầu giảm, sản lượng xuất khẩu điện thoại di động và phụ tùng – lĩnh vực chủ chốt của Việt Nam – đang khựng lại. Báo cáo của Bộ cũng chỉ ra sự thiếu đa dạng hóa trong sản phẩm và sự thiếu linh hoạt là hai trong số những lý do chính khiến xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa thể tạo được bước đột phá trên thị trường toàn cầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *