Sơ lược 

Từ sau cải cách về kinh tế đầu những năm 1990, một trong những sản phẩm kinh tế quan trọng của Việt Nam chính là ngành dệt may. Trong quá trình chuyển đổi từ quốc gia nông nghiệp sang công nghiệp, ngành dệt may đã tạo ra hàng triệu cơ hội việc làm cho lao động vùng nông thôn, tạo thành chuỗi cung ứng phù hợp cho nhu cầu trong nước và quốc tế.

Top 5 quốc gia có giá trị xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới 2018. (Nguồn: UNCTAD)

Năm 2018 là một năm đặc biệt đối với Việt Nam khi vượt qua Bangladesh và Thổ Nhĩ Kỳ để lọt vào top 3 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới với 36,2 tỷ USD giá trị xuất khẩu, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Theo Hội nghị Liên Hợp Quốc Thương mại và Phát triển (UNCTAD), xuất khẩu hàng dệt may Made Made in Vietnam đã tăng trưởng 15% trong suốt 5 năm, với đa số khách hàng là đến từ Mỹ.

Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.

Kỳ vọng năm 2019

Năm 2019, ngành công nghiệp dự kiến tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu là 40 tỷ USD. Trong khi tỷ lệ xuất khẩu của Ấn Độ đã bị đình trệ trong khoảng 36 tỷ USD, việc hoàn thành mục tiêu này sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau gã khổng lồ Trung Quốc.

Có nhiều lý do để Việt Nam có thể tự tin về mục tiêu này. Trước hết, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực vào tháng 1 năm nay. Theo triển khai từ CPTPP, thương mại của Việt Nam cùng với các thành viên hợp tác như Canada và Mexico sẽ tăng trưởng. Các Hiệp định thương mại tự do khác (EVFTA với EU, VJFTA với Nhật Bản) cũng được kỳ vọng sẽ tăng số lượng hàng hóa xuất khẩu và thúc đẩy vốn đầu tư nước ngoài.

Các thành viên CPTPP tại cuộc họp ở Chile.

Thứ hai, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đang xem xét chuyển hướng sản xuất sang Việt Nam khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài và chi phí thấp hơn đáng kể. Ngay cả khi Việt Nam khó có thể cạnh tranh với Trung Quốc về mô hình cũng như chuyên môn, thì chi phí lao động ở mức thấp và tổ chức vận hành nhỏ vẫn thu hút sự chú ý của một số nhà sản xuất. Năm 2019, mức lương trung bình tháng tối thiểu của Việt Nam dao động từ $125 đến $180 tùy theo khu vực, bằng gần một nửa so với Trung Quốc ($145 đến $358).

Mức lương tối thiểu do Hội đồng tiền lương quốc gia Việt Nam đề xuất năm 2019.

Vượt qua giới hạn

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của Việt Nam chính là thiếu năng lực sản xuất hàng dệt may đáng tin cậy. Có đến ⅔ vải trong ngành dệt may Việt Nam được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, điều này gây ra những hạn chế về lợi ích của nhà sản xuất khi công nhân nhà máy chỉ hoàn thành giai đoạn cuối: sử dụng các thiết kế có sẵn để biến nguyên liệu nhập khẩu thành thành phẩm cuối cùng. Về lâu dài, các công ty may mặc Việt Nam phải đẩy mạnh cuộc chiến bằng cách nội địa hóa nguyên liệu đầu vào. Với sự gia tăng của nhiều thương hiệu thời trang trong nước và sự hỗ trợ của chính phủ, hành động có thể sẽ là bước ngoặt mới cho ngành dệt may Việt Nam.

Ngành dệt may Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển (Nguồn: WWF).

Một trong những chiến lược quan trọng để ngành dệt may phát triển hơn nữa chính là giúp các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm thời trang “Made in Vietnam” có thể nhắm mục tiêu thị trường toàn cầu. Cùng với xu hướng gia tăng của thương mại điện tử xuyên biên giới, BoxMe đã thực hiện từng bước trong việc xây dựng một hệ sinh thái hậu cần toàn diện ở Đông Nam Á, nơi bất kỳ thương hiệu Việt Nam nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận và thâm nhập các thị trường khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia mà không có bất kỳ rào cản nào, đặc biệt là về mặt hậu cần. Hơn nữa, BoxMe đang triển khai mở cổng hậu cần tại Trung Quốc (Hồng Kông, Thâm Quyến và Đông Quan) trong khi mở rộng mạng lưới đối tác để giúp các thương hiệu Việt Nam tiến ra toàn cầu trong năm nay. BoxMe có cùng hy vọng sẽ thấy không chỉ các sản phẩm Việt Nam mà các thương hiệu Việt Nam sẽ sớm được nhận diện trên quy mô toàn cầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *