Việt Nam, đất nước hình chữ S thuộc khu vực Đông Nam Á, thường được người nước ngoài nhớ đến thông qua các cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, sau hơn 40 năm thống nhất và phát triển, Việt Nam liên tục được xếp vào nhóm các nước phát triển nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng GDP cao. Là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới (95,5 triệu người), Việt Nam đang trải qua thời kỳ dân số vàng với phần lớn dân số dưới 30 tuổi, điều này phần nào lý giải cho sự bùng nổ của tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh và Internet.
Theo nghiên cứu Kinh tế Internet năm 2019 của Đông Nam Á, Việt Nam đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng, với TMĐT là yếu tố chính. Là quốc gia được tài trợ nhiều thứ ba trong khu vực sau Indonesia và Singapore, các nhà đầu tư khá lạc quan về tương lai ngành TMĐT tại Việt Nam như một điểm đến hàng đầu cho người bán toàn cầu.
Sự bùng nổ của thị trường
Tổng sản lượng hàng hóa (GMV) của nền Thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 là 5 tỷ đô la, nâng tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của ngành lên 81% trong giai đoạn 2015-2019 – một trong những mức cao nhất trong khu vực. Đến năm 2025, GMV dự kiến sẽ đạt con số ấn tượng 23 tỷ, còn tốc độ tăng trưởng kép hàng năm sẽ giảm xuống 49% khi gần chạm đỉnh. Còn rất nhiều tiềm năng cho lĩnh vực TMĐT Việt Nam phát triển, đây chính là cơ hội vàng cho những người chơi biết đầu tư một cách khôn ngoan.
Về mức chi tiêu, một người mua sắm điển hình ở Việt Nam chi 54,14 USD để mua sắm trực tuyến vào năm 2019, nhiều hơn 28% so với số tiền năm 2017 (42,3 USD).
Sự tăng trưởng vượt bậc này được đóng góp phần lớn bởi sự phổ biến của Internet và các chương trình khuyến mãi khủng từ các nền tảng TMĐT. Lĩnh vực này đã thu hút các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc. Danh sách các nhà đầu tư bao gồm một số tên tuổi lớn từ các đại gia ngành công nghệ và các công ty đầu tư như Alibaba, Tencent, Temasek Holdings, Dragon Capital và IDG Ventures Vietnam.
>>> Xem thêm: [Infographic] Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 và những điểm nổi bật nhất
Dân số trẻ và am hiểu công nghệ
Số liệu thống kê cho thấy thị trường sôi động này của Việt Nam đã mang lại doanh thu 2,96 tỷ đô la trong năm 2019. Trong số 68 triệu người dùng Internet tại Việt Nam, 54,7 triệu người trong số họ đã mua hàng trực tuyến.
Nhân khẩu học
Người Việt Nam dành trung bình 7 giờ online mỗi ngày, lâu hơn một chút so với mức trung bình của thế giới. Tuy nhiên, hơn một phần ba người Việt Nam sống ở các khu vực thành thị, họ là những đối tượng chính của TMĐT do tiến bộ của công nghệ và mạng lưới hậu cần ở khu vực này. 90% dân số thành thị có ít nhất một điện thoại thông minh trong khi con số này ở nông thôn chỉ là 50%.
Người trẻ từ 25 đến 34 tuổi là những người mua sắm tích cực nhất, chiếm tới gần một phần ba số người mua hàng, tiếp theo là nhóm tuổi 35-44 (25%) và 18-24 (20,1%). Tỷ lệ giữa các nhóm giới tính và thu nhập được phân chia khá đồng đều.
>>> Có thể bạn quan tâm: Việt Nam đặt mục tiêu 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến vào năm 2025
Thanh toán
Trả tiền mặt khi giao hàng (CoD) vẫn là phương thức thanh toán chính tại Việt Nam. Khá nhiều người vẫn chưa tiếp xúc với thanh toán trực tuyến hoặc cảm thấy phức tạp, vì vậy nó chỉ chiếm 25% tổng số giao dịch. Tuy nhiên, người Việt Nam đang nhanh chóng tiếp nhận các công nghệ mới như ngân hàng trực tuyến, mã QR hoặc ví điện tử với tốc độ phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Đa dạng sản phẩm
Số liệu từ tháng 1 năm 2020 cho thấy các danh mục có lợi nhuận cao nhất của ngành Thương mại điện tử là du lịch (4,72 tỷ đô la), thời trang và làm đẹp (717 triệu đô la) và điện tử (716 triệu đô la). Người Việt Nam coi trọng thông tin sản phẩm chính xác như nguồn gốc, chất lượng và họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm cao cấp.
Đa dạng kênh bán
Nền tảng TMĐT
Các thống kê gần đây đã cho thấy các nền tảng TMĐT hàng đầu tại Việt Nam là sự kết hợp của các công ty nội địa và trong khu vực.
Shopee chiếm ưu thế trên cả hai mảng trang web và thiết bị di động. Sendo đã tạo ra một bước đột phá vào năm 2019 với tư cách là trang web được truy cập nhiều thứ hai, ứng dụng được tải xuống nhiều thứ hai và ứng dụng với nhiều người dùng tích cực nhất thứ tư trên toàn Việt Nam. Những cái tên đáng kể khác là Lazada và Tiki.
Shopee và Lazada: Sàn TMĐT có trụ sở tại Singapore với phạm vi phủ sóng toàn Đông Nam Á
Tiki và Sendo: Các công ty nội địa có vốn đầu tư nước ngoài
Mạng xã hội
Đáng ngạc nhiên là số lượng tài khoản mạng xã hội đang hoạt động bằng với số lượng người sử dụng Internet: 59 triệu người, tức là 2/3 dân số. Do sự hiện diện thường xuyên của người tiêu dùng trên mạng xã hội, đây đã trở thành thị trường lớn thứ hai cho các cửa hàng trực tuyến, sau nền tảng TMĐT.
Một cuộc khảo sát của công ty nghiên cứu Q&Me đã xác nhận rằng Facebook là nền tảng chính để mua sắm trực tuyến, tiếp theo là Instagram và Zalo. Các sản phẩm phổ biến nhất là thời trang, làm đẹp và đồ công nghệ. Ngoài ra, điều khách hàng đánh giá cao nhất từ việc mua sắm trên mạng xã hội là trải nghiệm một ứng dụng và hỗ trợ tức thì từ người bán.
>>> Xem thêm: Mạng xã hội vẫn là một công cụ bán hàng hiệu quả ở Việt Nam
Chương trình liên kết
Chương trình liên kết sẽ trả hoa hồng cho các nguồn bên ngoài để có lưu lượng truy cập hoặc doanh thu được tạo ra từ các nguồn giới thiệu đó. Kể từ khi TMĐT du nhập vào Việt Nam trong đầu những năm 2010, Việt Nam đã phát triển một mạng lưới liên kết rộng khắp để tiếp thị sản phẩm. Bằng cách sử dụng các chương trình liên kết, các thương hiệu có thể dễ dàng bắt đầu kinh doanh và phổ biến sản phẩm của họ.
Các chính sách hỗ trợ
Thương mại điện tử được chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ để thúc đẩy sự tiêu dùng của người dân. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52 về Thương mại điện tử năm 2013, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp gia nhập và mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp cũng phải tuân thủ các quy tắc và quy định được nêu trong Nghị định để đảm bảo sự công bằng giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử cũng đi kèm với những vấn đề mà Nghị định vẫn chưa giải quyết được như hàng giả, giao dịch xuyên biên giới hoặc bảo vệ dữ liệu cá nhân; điều này đòi hỏi chính phủ cần có thêm các biện pháp quản lý.
Giải pháp từ Boxme
Là mạng lưới hoàn tất đơn hàng Thương mại điện tử xuyên biên giới hàng đầu ở Đông Nam Á, các doanh nghiệp đang cân nhắc mở rộng sang Việt Nam có thể nhận tư vấn từ chúng tôi để đưa ra chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp nhất.
Sử dụng nền tảng bán hàng dropshipping Netsale của Boxme, việc bán hàng ra nước ngoài chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. Các doanh nghiệp không cần phải xây dựng cửa hàng tại địa phương vì Boxme sẽ xử lý tất cả các vấn đề hậu cần cho bạn với thời gian và chi phí tối ưu nhất.
Với sứ mệnh thúc đẩy thương mại quốc tế giữa khu vực địa phương và thị trường toàn cầu, Boxme đã hợp tác với nhiều nền tảng Thương mại điện tử và các hãng vận chuyển trong suốt hơn 4 năm hoạt động. Thông qua Boxme, các doanh nghiệp có thể tìm thấy giải pháp phù hợp nhất cho các vấn đề hậu cần của mình, từ hoàn tất đơn hàng, vận chuyển, xuất nhập khẩu đến giao hàng chặng cuối.
Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.