Việt Nam đặt mục tiêu 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến vào năm 2025

Chia sẻ:

Mục lục

Vào ngày 15.5.2020, Chính Phủ đã ra quyết định 645/QĐ-TTg về Kế hoạch phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025. 

Nội dung chính của quyết định bao gồm các mục tiêu phát triển như: 

  • Nằm trong top 3 nước có thị trường thương mại điện tử phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á
  • 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 600 USD/người/năm
  • Doanh số thương mại điện tử B2C (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) tăng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Xem thêm: 
 
 

Những mục tiêu khác về việc phát triển hạ tầng cơ sở phụ trợ cho TMĐT bao gồm: 

  • Thanh toán online: Đặt mục tiêu 50% các giao dịch trên sàn TMĐT không dùng tiền mặt, trong đó 80% là thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
  • Logistics: Giảm chi phí vận chuyển quốc tế. Chi phí trung bình chuyển phát nội địa, giao hàng chặng cuối chiếm 10% giá thành sản phẩm.
  • Mức sử dụng TMĐT ở các khu vực: Bằng việc mở rộng phát triển ở cả đô thị và nông thôn, Chính Phủ Việt Nam hi vọng việc làm này sẽ khuyến khích hoạt động TMĐT sẽ xuất hiện 50% phường xã trên toàn quốc. Khoảng cách phát triển TMĐT giữa thành phố lớn và các tỉnh thành khác cũng được kì vọng sẽ thu hẹp lại với 50% giao dịch được thực hiện tại 2 thành phố lớn là Hà Nội & Hồ Chí Minh và phần còn lại trải đều cho các địa phương khác.
  • Nền tảng Thương mại điện tử: 80% website TMĐT có tích hợp dịch vụ đặt hàng. Trong đó, 70% giá trị giao dịch qua TMĐT sẽ được xuất hóa đơn kỹ thuật số để phục vụ mục đích lưu trữ.
  • Tích hợp TMĐT trong doanh nghiệp: Nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển kịp thời đại, quyết định cũng nhắm tới mục tiêu 50% doanh nghiệp sẽ tham gia kinh doanh trên các sàn TMĐT, bao gồm các các mạng xã hội có chức năng sàn TMĐT. Hoạt động TMĐT trên ứng dụng di động cũng là một trong các định hướng phát triển với mục tiêu 40% doanh nghiệp tham gia hạng mục này.
  • Phát triển nguồn nhân lực: Việt Nam đang thiếu nguồn lao động có năng lực làm việc trong ngành TMĐT. Do đó, mục tiêu trong 5 năm tới là đạt 1.000.000 lượt khóa đào tạo về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, hộ cá thể, cán bộ nhà nước và sinh viên. 

Chính phủ sẽ hỗ trợ nền TMĐT thông qua những hành động với 4 hướng đi chính: 

  • Hoàn thiện cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu phát triển TMĐT
  • Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức TMĐT
  • Đưa ra các giải pháp xây dựng thị trường và nâng cao lòng tin người tiêu dùng vào TMĐT
  • Phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ TMĐT

Theo nghiên cứu của Google & Temasek về nền kinh tế trực tuyến khu vực Đông Nam Á năm 2019, tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành TMĐT của Việt Nam là 81%, xếp hạng cao thứ hai trong khu vực chỉ sau Indonesia. Hiện thị trường TMĐT Việt Nam có giá trị khoảng 5 tỷ USD, với dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh đạt mức 23 tỷ USD vào năm 2025.

Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á