Tương lai nào cho thương mại điện tử Việt Nam với sức ép từ nhà đầu tư Trung Quốc?

Chia sẻ:
Tương lai nào cho thương mại điện tử Việt Nam với sức ép từ nhà đầu tư Trung Quốc?

Mục lục

Cuộc đua tranh giữa các công ty thương mại điện tử (TMĐT) trong và ngoài nước tại tại thị trường TMĐT mới nổi như Việt Nam. Theo đó, làn sóng đổ bộ vào thị trường Việt Nam từ các nhà đầu tư Trung Quốc đang làm “sân chơi” này không có dấu hiệu giảm nhiệt.

“Tay chơi” từ Trung Quốc mạnh tay đầu tư vào thị trường Đông Nam Á
Sự có mặt của – Alibaba tại thị trường Đông Nam Á đã góp phần tạo nên một năm đầy sôi nổi trong thị trường thương mại điện tử khu vực.
Trả lời trong buổi phỏng vấn với Tech in Asia, Stefan Jung – sáng lập viên Venturra Capital cho rằng: “Chúng tôi chỉ mới bắt đầu, hợp đồng giữa Lazada và Alibaba sẽ hoàn tất toàn bộ chu trình. Đây sẽ là cơ hội thu hút nhiều nhà đầu tư toàn cầu vào khu vực Đông Nam Á”.

Alibaba đã tăng gấp đôi khoản đầu tư vào Lazada bằng cách tăng thị phần từ 51% lên 83% với tham vọng độc chiếm thị trường, đánh bại Tokopedia – một trong những đối thủ lớn nhất tại Indonesia. Thông qua JD hoặc cách trực tiếp, Tencent tiếp nối theo cuộc đua từ các tay chơi Trung Quốc bằng khoản đầu tư vào Sea, Go-Jek, Traveloka, Pomelo Fashion và Tiki.vn. Những nhà đầu tư từ Mỹ không bỏ qua cơ hội đầu tư vào sân chơi này. KKR – một trong những quỹ đầu tư tài chính lớn nhất thế giới, đã thông qua công ty Emerald Media đầu tư 65 triệu USD vào “nhà buôn vũ khí cho thương mại điện tử” aCommerce. Mục tiêu của KRR là nổ lực mang Baozun tái thống trị tại Tmall của Trung Quốc.

Bài viết liên quan: Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

Ưu thế thuộc về tay chơi “vốn lớn”
Có thể nói, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang bị tác động mạnh mẽ bởi các doanh nghiệp nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, Shopee và Lazada đang là 2 rào cản lớn đối với sự tăng trưởng của các công ty thương mại điện tử trong nước. Theo số liệu thống kê mới nhất từ SimilarWeb, đây là 2 sàn thương mại điện tử có tăng trưởng tốt nhất trên thị trường trực tuyến. Có thể thấy đây là dấu hiệu phổ biến của 2 sàn TMĐT này với người tiêu dùng Việt Nam.

Như vậy, để đủ sức cạnh tranh và tồn tại, nhóm doanh nghiệp trong nước cần sự tiếp sức từ các nhà đầu tư nước ngoài nhưng chính các rào cản về chi phí mà Shopee Việt Nam và Lazada Việt Nam tạo ra cũng khiến không ít nhà đầu tư phải chùn tay.

Bài viết liên quan: Nắm bắt xu hướng mua sắm bằng di động tại Việt Nam

Kể từ khi nhận gần 400 tỷ đồng đầu tư của VNG hồi năm 2016, Tiki đã đầu tư nhiều vào hạ tầng, kho bãi và nhân lực. Một số nguồn tin cho biết đơn vị này đang ngồi vào vòng đàm phán với Amazon (Mỹ) hoặc JD (Trung Quốc), mà có nhiều khả năng là JD. Đây là 2 đơn vị mà mô hình hoạt động của Tiki hiện gần gũi nhất. Trừ Adayroi vẫn là dự án chiến lược của tập đoàn Vingroup và Sendo vẫn được chăm chút bởi FPT thì sự tồn tại của các sàn thương mại điện tử nội địa khác cũng khá bấp bênh trước sự lấn lướt của nhóm nước ngoài. Tương tự, các thị trường ngách như nông sản, đặc sản của Sandacsan (Viettel) hay Badasan (VNPost) cũng khó tạo được dấu ấn trên thị trường nếu không phá vỡ các rào cản nói trên.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á