Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của Thương mại điện tử và Internet, các nền tảng thương mại điện tử ngày càng trở nên mảnh đất “màu mỡ” cho các nhãn hàng và người bán. Không chỉ giúp nâng cao doanh số, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng mà các nền tảng TMĐT còn giúp các nhà bán hàng tối ưu vận hành và nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu.
Top 5 ngành hàng bán chạy nhất trên nền tảng Thương mại điện tử
Trong bài viết này, Boxme sẽ chỉ ra 5 ngành hàng bán chạy nhất trên các sàn thương mại điện tử hiện nay.
1. Mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp
Thị trường chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp đang tăng trưởng nhanh trên toàn thế giới. Thị trường này có thể chia làm 4 phân khúc lớn, gồm: Cosmetics, Skin Care, Personal Care and Fragrances. Theo báo cáo của Insight Handbook 2021, phân khúc lớn nhất của thị trường Mỹ phẩm tại Việt Nam là Son môi, sản phẩm chăm sóc cá nhân tăng 63%, đồ chăm sóc da tăng 55% và mặt hàng make up tăng 25% so với năm 2018.
Chăm sóc sắc đẹp là một nhu cầu quan trọng, phổ biến của toàn xã hội ngày nay, không chỉ riêng phái nữ và nam giới cũng đang dần có xu hướng chăm sóc cho làn da của mình nhiều hơn. Mặt khác, nhu cầu tiêu dùng về các mặt hàng mỹ phẩm giảm bởi mọi người không phải đi làm việc, du lịch… Tuy nhiên, năm 2022 sẽ là những biến động mới bởi đại dịch đang dần được kiểm soát, hoạt động của toàn xã hội đã trở lại bình thường. Do đó, ngành hàng mỹ phẩm & chăm sóc sắc đẹp tiếp tục được săn đón và ưa chuộng nhiều nhất, đặc biệt là xu hướng mua hàng qua các kênh online, phổ biến là các sàn Thương mại điện tử.
Sự tiện lợi cùng các ưu đãi hấp dẫn ngày càng xây dựng vững chắc thói quen mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng. Người mua sắm chủ yếu chuyển sang các nền tảng thương mại điện tử chủ yếu như Shopee, Tiki, Lazada…, các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok…và trên chính website của nhãn hiệu.
2. Thời trang
Thời trang là ngành hàng có nhu cầu thị trường cao, luôn luôn thay đổi phù hợp với xu hướng và phong cách ăn mặc của người dùng. Hơn thế nữa, mọi người ngày càng đầu tư nhiều cho bản thân về mua sắm, làm đẹp đặc biệt là giới trẻ.
Nhu cầu thị trường đa dạng, xu hướng thay đổi thường xuyên vì vậy mà các số lượng người kinh doanh thời trang và các Local Brand mọc lên ngày càng nhiều. Phương thức kinh doanh chủ yếu được các nhà bán sử dụng để tối đa hóa doanh thu là cửa hàng offline và kinh doanh trực tuyến. Và với tính tiện lợi của mua sắm trực tuyến, ưu đãi hấp dẫn, thanh toán đa dạng cùng chính sách đổi trả phù hợp, người tiêu dùng đã và đang sẵn sàng chuyển đổi sang xu hướng mua sắm thời trang trực tuyến.
>>> Xem thêm: Kinh doanh Thời trang tại thị trường Thương mại điện tử Đông Nam Á? Cơ hội và thách thức mở rộng kinh doanh.
>>> Xem thêm: [Infographic] Thị trường Thương mại điện tử xuyên biên giới ở Đông Nam Á
3. Thiết bị gia dụng
Theo số liệu thống kê từ Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), quy mô và nghiên cứu thị trường đồ gia dụng trong nước trị giá ước tính lên đến 12,5 – 13 tỷ USD, nhu cầu mua sắm các thiết bị điện gia dụng, thiết bị nhà bếp sẽ tiếp tục tăng cao cho đến năm 2025.
Kinh doanh ngành hàng thiết bị gia dụng cũng đang chứng kiến sự bùng nổ khi các thương hiệu đang ngày càng đẩy mạnh bán hàng qua thương mại điện tử. Người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm đồ gia dụng nhiều hơn trên các nền tảng mua sắm trực tuyến để tìm hiểu, so sánh giá cả, chất lượng, chính sách trước khi đưa ra các quyết định mua hàng.
4. Mẹ và bé
Doanh thu của thị trường sản phẩm, dịch vụ dành cho mẹ và bé tại Việt Nam có thể đạt quy mô 7 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng tới 30 – 40%. Điều này phản ánh mức độ sôi động và tiềm năng của ngành hàng trên thị trường bán lẻ trong những năm gần đây.
Thu nhập khả dụng của người tiêu dùng tăng, kéo theo chất lượng cuộc sống được cải thiện và chi tiêu cho con trẻ được ưu tiên hàng đầu. Nhu cầu lựa chọn các sản phẩm tốt của cha mẹ dành cho con ngày càng đa dạng về cả số lượng và chất lượng, cũng bởi vì vậy mà các chuỗi cửa hàng mẹ và bé đang mọc lên ngày một nhiều. Và để nâng cao khả năng cạnh tranh với thương hiệu lớn, các nhà bán mới thường tìm cách tối thiểu chi phí thuê mặt bằng và đẩy mạnh bán hàng bằng thương mại điện tử và mạng xã hội.
5. Bách hóa trực tuyến E-Grocery
Bách hóa đã trở thành 1 ngành quen thuộc với những nhà bán lẻ truyền thống, tuy nhiên sự phát triển của công nghệ đã nhanh chóng kéo theo thương mại điện tử ngành bách hóa.
Đặc biệt trong thời kỳ đại dịch Covid 19, 3 tháng đầu năm 2021, bách hóa trực tuyến là ngành hàng duy nhất ghi nhận đà tăng trưởng dương 13%. Và để tiếp tục đà phát triển, các nhà bán hàng bách hoá nên chuyển đổi và mở rộng thêm kênh bán hàng online để tăng doanh thu, kinh doanh hiệu quả.
Kết luận
Những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thành công của nhà bán là sản phẩm và thị trường sản phẩm. Với xu thế phát triển của thương mại điện tử, không khó để bắt đầu một mô hình kinh doanh online tuy nhiên bạn cần lựa chọn sản phẩm phù hợp và tiềm năng. Trên đây là 5 ngành hàng bán chạy nhất trên các sàn thương Thương mại điện tử và dự kiến sẽ là những ngành hàng tiềm năng được tổng hợp bởi Boxme Global. Hy vọng rằng, bài viết có thể giúp bạn tìm kiếm được sản phẩm phù hợp để bắt đầu kinh doanh với TMĐT!
Có thể bạn quan tâm
>>> Giao dịch Thương mại điện tử Indonesia tăng 12% trong tháng 2/2022
>>> Vị trí kho hàng thương mại điện tử quyết định thành công của nhà bán hàng
>>> Thương mại điện tử Việt Nam: Ngành hàng nào đang chiếm ưu thế trên thị trường?
Về Boxme: Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.