Bán hàng đa kênh (omni channel) hiện đang là mô hình bán lẻ hiệu quả và phổ biến nhất thế giới. Ngày nay người bán hàng mong muốn sản phẩm của mình có mặt khắp mọi nơi để tiếp cận khách hàng tối đa. Đây là xu hướng chung và bạn phải cập nhật ngay nếu không muốn trở thành kẻ thua cuộc trong bối cảnh cạnh tranh “người người đa kênh, nhà nhà đa kênh”. Thế nhưng, ngoài website công ty thì doanh nghiệp có thể bán đa kênh như thế nào? Dưới đây là 5 kênh bán hàng thương mại điện tử hàng đầu để bạn bổ sung vào danh sách bán hàng đa kênh của doanh nghiệp.

Xem thêm: Tổng quan chỉ số Thương Mại Điện Tử Việt Nam 2020

1/ Trang thương mại điện tử Lazada.vn
Lazada có mô hình kinh doanh khá giống với Amazon và là nền tảng mua sắm trực tuyến số một Đông Nam Á với mức độ phủ sóng khắp các nước trong khu vực. Tại Việt Nam, Lazada vẫn đang dẫn đầu thị trường về mức độ truy cập, doanh thu bán hàng. Vì vậy, bạn có thể xem xét bán hàng trên trang thương mại điện tử này.
Danh mục ngành hàng của Amazon rất rộng như sức khỏe và sắc đẹp, trang trí nhà cửa, thời trang, điện thoại, máy tính bảng, voucher dịch vụ, hàng gia dụng,… Nhìn chung, danh mục ngành hàng của Lazada thường là các mặt hàng hữu hình, không quá phức tạp để người mua có thể mua trực tiếp trên Lazada. Vì vậy, bạn có thể đăng ký bán hàng trên Lazada nếu sản phẩm của bạn phù hợp với danh mục ngành hàng của Lazada. Đây sẽ là cơ hội lý tưởng để tăng doanh thu hiệu quả.

Giao diện Lazada
Giao diện Lazada

2/ Trang thương mại điện tử Tiki.vn
Trong nhiều năm xây dựng thương hiệu, Tiki đã có nhiều bước phát triển vượt bật. Sau khi được VNG rót vốn đầu tư, Tiki lại càng như “hổ thêm cánh”, đối đầu trực tiếp với kẻ đứng đầu thị trường – Lazada. Tiki rất mạnh về văn phòng phẩm online, đặc biệt là bán sách online. Khác với Lazada, Tiki chỉ hỗ trợ người bán doanh nghiệp và bán hàng chính hãng, không hỗ trợ người bán cá nhân không chuyên. Mức giá của Tiki hiện tại được so sánh thuộc top giá cạnh tranh nhất thị trường với lượng khách hàng tiềm năng rất lớn. Vì vậy, đây cũng là một trong những kênh bán hàng thương mại điện tử không thể bỏ qua.

Bán hàng đa kênh với Tiki
Bán hàng đa kênh với Tiki

3/ Trang thương mại điện tử Hotdeal.vn
Đây là trang thương mại điện tử tổng hợp tồn tại đã rất lâu và nhận được lượt truy cập vô cùng ổn định và doanh thu tốt. Hotdeal cung cấp khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt với giá ưu đãi được cung cấp bởi các đối tác bán hàng. Đây là nền tảng mua theo nhóm lí tưởng giúp bạn thu hút khách hàng hiệu quả thông qua việc phát hành voucher với giá chiết khấu để bán được nhiều sản phẩm hơn. Sản phẩm trên Hotdeal khá đa dạng, bao gồm: sản phẩm cụ thể và voucher dịch vụ. Vì vậy, đây có thể là một kết rất lý tưởng cho mô hình omni channel.

Bán hàng đa kênh với hotdeal
Bán hàng đa kênh với hotdeal

4/ Trang thương mại điện tử Shopee.vn
Tuy sinh sau đẻ muộn so với các “đàn anh” khác, thế nhưng Shopee lại cho thấy sức bật và hiệu quả hoạt động không hề kém cạnh các sàn thương mại điện tử khác. Mô hình của Shopee được thiết kế như chợ truyền thống trong môi trường thương mại điện tử có cả tính năng bán sỉ, mặc cả, bình chọn yêu thích, bình luận, đánh giá sản phẩm,…. Shopee phân khúc khách hàng rất tốt , tập trung vào các shop online và đối tượng khách hàng trẻ. Ngành hàng của Shopee khá rộng, hỗ trợ cho người bán cá nhân, không chuyên và doanh nghiệp bán hàng chuyên nghiệp hoặc những thương hiệu lớn. Vì vậy, bạn có thể bán hàng đa kênh với Shopee.

Bán hàng đa kênh với Shopee
Bán hàng đa kênh với Shopee

5/ Trang thương mại điện tử Sendo.vn
Tương tự như Shopee, Sendo cũng là nền tảng kết nối những người bán và người mua. Sendo hỗ trợ người bán cá nhân nhỏ lẻ lẫn doanh nghiệp bán hàng chính hãng. Sendo là thương hiệu được bảo trợ bởi tập đoàn FPT, tuy độ phổ biến không bằng Shopee hay Lazada nhưng đây vẫn là nền tảng mua hàng đáng tin cậy, được người tiêu dùng yêu thích. Do đó, bạn có thể tối ưu hóa omni channel bằng việc bổ sung sendo vào kênh mua bán.

Bán hàng đa kênh với Sendo
Bán hàng đa kênh với Sendo

Để thành công trong mô hình đa kênh, bạn nên đầu tư một hệ thống quản lý tập trung về kho bãi, xử lý đơn hàng và vận chuyển. Điều này có nghĩa rằng tất cả các kênh bán hàng phải được quản lý bằng một hệ thống duy nhất trong việc lưu trữ sản phẩm, đồng bộ kho, xử lý đơn hàng, hoàn tất đơn hàng để đảm bảo tạo ra trải nghiệm thống nhất cho khách hàng. Việc tạo ra hệ thống quản lý tập trung giúp bạn hạn chế tình trạng kênh này còn hàng, kênh kia hết hàng hoặc thiếu hàng để giao trong khi sản phẩm vẫn hiện thị trên trang bán hàng. Ngoài ra, bạn cũng tiết kiệm nhiều chi phí vận chuyển, kho bãi khi mọi thứ được đồng bộ hoàn thiện nhất.
Bài viết liên quan: Quản lý tồn kho trong mô trường đa kênh
Nhưng nếu thiếu nguồn lực thì làm sao tổ chức hệ thống quản lý này? Boxme sẽ giúp bạn:

  • Kết nối và đồng bộ kho hàng với tất cả các kênh bán hàng bạn đang có giúp bạn dễ dàng quản lý.
  • Hỗ trợ giải pháp lưu kho, giúp bạn tăng quy mô bán hàng mà không cần thuê kho bãi.
  • Hoàn tất đơn hàng trong một bước: Boxme lấy hàng của bạn – Boxme lưu kho – Boxme xử lý đơn hàng tự động – Boxme đóng gói – Boxme giao hàng và thu tiền.
  • Tiết kiệm đến 30% chi phí hậu cần kho vận

 

Có thể bạn quan tâm

>>> Lựa chọn sàn thương mại điện tử nào để bắt đầu kinh doanh?

>>> 5 tác động làm thay đổi Thị trường Thương Mại Điện Tử Việt Nam

>>> Xây dựng kênh bán hàng tự động thành công trên Shopee

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *