Không nằm ngoài sự phát triển của ngành TMĐT tại khu vực Đông Nam Á, ngành TMĐT tại Philippines cũng có những bước tăng trưởng nhất định. Là một thị trường trẻ, chỉ số tăng trưởng ngành 16% của Philippines tuy chỉ đứng thứ 6 trong khu vực nhưng vẫn cao hơn mức tăng trưởng trung bình toàn cầu là 13%.
Là một thị trường sơ khai với tỷ lệ người sử dụng internet khá cao, Philippines sẽ là một thị trường đầy thử thách xong cũng đầy hứa hẹn với những nhà bán hàng trực tuyến. Cùng xem top 4 sàn TMĐT nổi bật được ưa chuộng nhất tại Philippines trong năm 2020 là gì và yếu tố nào đã giúp các nền tảng này bứt phá trong bài viết này nhé!
1. Lazada – www.lazada.com.ph
Với số lượt truy cập một tháng trên 30 triệu lượt, Lazada nghiễm nhiên chiếm giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng. Với đa dạng ngành hàng và lựa chọn mua hàng C2C, B2C, Lazada đã đạt được thành công trong việc thu hút người dùng tại Philippines.
Cách thức thanh toán:
- Thanh toán tiền mặt
- Ví điện tử Lazada
- Thẻ tín dụng và ghi nợ
- BDO Installment
- GCash
Hình thức giao hàng:
- Giao hàng tận nơi
- Đến nhận tại cửa hàng
Thời gian vận chuyển:
- 7 ngày trong nội thành Manila
- 12 ngày cho các địa chỉ ở ngoại thành trừ các địa chỉ ở vùng sâu vùng xa
>>> Xem thêm: 17 tips để trở thành Top Seller trên sàn Lazada
2. Shopee – www.shopee.ph
Shopee được mệnh danh là một trong những trang mua sắm trực tuyến hàng đầu dành cho người dùng điện thoại di động ở Đông Nam Á, bao gồm cả Philippines. Theo thống kê của iPrice, tính trong nửa đầu năm 2020, Shopee là ứng dụng TMĐT trên điện thoại được sử dụng nhiều nhất tại Phillippines và có lượng người truy cập cao thứ 2 chỉ sau Lazada với gần 29 triệu.
Cách thức thanh toán:
- Thanh toán tiền mặt
- Shopee Pay
- Thẻ ghi nợ và tín dụng
- Online banking
- Thanh toán tại điểm giao dịch
- Thanh toán qua trung tâm chuyển tiền
- Chuyển khoản qua ngân hàng
Hình thức giao hàng: Giao hàng tận nơi
Thời gian vận chuyển:
- 2 đến 5 ngày tại Manila
- 3 đến 8 ngày tại các vùng ngoại thành
- 7 đến 16 ngày đối với các sản phẩm quốc tế
>>> Có thể bạn quan tâm: 16 tips thúc đẩy doanh số bán hàng trên Shopee (phần 1)
3. Zalora – www.zalora.com.ph
Zalora, nhà bán lẻ thời trang lớn nhất Đông Nam Á, cung cấp rất nhiều thương hiệu cho những người đam mê phong cách sống và thời trang trên mạng. Các mặt hàng từ các thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Nike, Herschel, Mango, Zara và Topshop đều có sẵn trên trang web mua sắm trực tuyến này. Bạn cũng có thể tìm thấy một số sản phẩm từ các thương hiệu sang trọng như Dolce and Gabbana, Kate Spade và Emporio Armani.
Cách thức thanh toán:
- Thanh toán tiền mặt
- PayPal
- Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
- E-gift card
- Wallet credit
- GCash
- Google Pay
- GrabPay
Hình thức giao hàng:
- Giao hàng tận nơi,
- Nhận hàng tại Click + Connect sites
Thời gian vận chuyển: Giao hàng từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều, trừ ngày lễ
>>> Xem thêm: Những nền tảng mua sắm online đang thống trị Đông Nam Á
4.Ebay – www.ebay.ph
Sàn TMĐT phổ biến thứ 2 tại thị trường Mỹ. Sàn có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới với số lượng người bán hàng quốc tế ngang ngửa Amazon.com. Tại Philippines, nền tảng này có số người truy cập đứng thứ 4 với 767.400 lượt truy cập web theo thống kê của iPrice.
Cách thức thanh toán:
- Ưu tiên hình thức Paypal
- Một số hình thức khác có hạn chế: Thẻ ghi nợ, tín dụng,
Chuyển khoản, Séc - Dịch vụ thanh toán online: Allpay.net, CertaPay, Fiserv, Nochex.com, XOOM
Hình thức giao hàng: Giao hàng tận nơi
Thời gian vận chuyển: Khung thời gian có nhiều thay đổi tùy theo địa điểm giao của người bán trong nước hoặc quốc tế
>>> Bài viết liên quan: Philippines: một thị trường thương mại điện tử hoàn toàn khác biệt
Trong top 4 nền tảng bán hàng TMĐT ở trên thì có 3 sàn phù hợp với người bán hàng xuyên quốc gia chưa có thương hiệu sản phẩm cụ thể. Riêng sàn Zalora phù hợp với mô hình doanh nghiệp xây dựng thương hiệu để bán hàng. Tùy theo mô hình kinh doanh của mình mà các thương nhân sẽ lựa chọn sàn TMĐT để bán hàng phù hợp hoặc kết hợp bán hàng ở 2 hoặc nhiều sàn TMĐT hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một vài sàn TMĐT trong danh sách với đối tượng và ngành hàng cụ thể như Beauty MNL, Galleon, O Shopping,… Mạng xã hội cũng là một thị trường vô cùng tiềm năng để khai thác với Facebook, Instagram và Twitter là ba mạng xã hội phổ biến nhất Philippines.
Hi vọng rằng với những thông tin bài viết đưa ra bạn có thể có thêm cái nhìn tổng thể hơn để lựa chọn nền tảng bắt đầu việc kinh doanh tại Philippines cho riêng mình. Nếu bạn cần tư vấn về việc mở rộng kinh doanh sang thị trường Philippines hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi ngay hôm nay!
Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất