Tiếp thị thị trường nông thôn: Có quá khó để tiếp cận khách hàng?

Chia sẻ:
Tiếp thị thị trường nông thôn: Có quá khó để tiếp cận khách hàng?

Mục lục

Dân số của 2 thành phố lớn nhất cả nước bao gồm Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chỉ chiếm 20% tổng dân số cả nước. Điều này có nghĩa rằng khi bạn chỉ hướng đến đối tượng khách hàng thành thị, bạn chỉ tiếp cận được 20% khách hàng tiềm năng và bỏ qua 80% lượng khách hàng khác. Nếu thị trường thành thị trở nên bão hòa, bạn bắt buộc phải “dạt” về những khu vực nông thôn để tiếp cận lượng khách hàng mới. Đây là tập khách hàng tuy sức mua không lớn nhưng vẫn là một thị trường tiềm năng nếu khai thác đúng cách. Nhưng làm thế nào để thấu hiểu người mua tại đây?

Bài viết liên quan: Nên đặt giá công khai hay giá inbox?

Theo khảo sát gần đây của Q&Me khảo sát người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh và Kiên Giang (đại diện cho 2 khu vực: thành thị và nông thôn). Báo cáo đã cho thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm đối tượng này.

Trong đó, sự khác biệt rõ nét nhất là đối với mặt hàng gia dụng và thiết bị trong gia đình. Tỉ lệ sản phẩm gia dụng điện tử của Kiên Giang thấp hơn TP. HCM, trong đó chỉ 24% hộ gia đình sở hữu máy giặt và 17% sở hữu máy lạnh. Tại cả thành thị và nông thôn, tỉ lệ sở hữu smartphone đạt hơn 90% do sự phổ biến của thị trường smartphone hiện nay. Theo đó, xu hướng kết nối internet tại nông thôn hầu hết chỉ thông qua smartphone.

Số lượng người tiêu dùng tại nông thôn sở hữu notebook và máy tính không nhiều, chỉ chiếm lần lượt là 23% và 19%. Vì vậy, smartphone vẫn là thiết bị quan trọng nhất để khách hàng khu vực nông thôn kết nối internet.

Mạng xã hội cũng là một điểm khác biệt nổi bật giữa 2 khu vực. Nền tảng xã hội trực tuyến phổ biến ở nông thôn là Zalo, khác với khu vực thành thị chuộng sử dụng Facebook và Instagram. Cộng đồng giao tiếp trực tuyến của tập khách hàng tại nông thôn nhỏ hơn, chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu nhắn tin và kết bạn miễn phí, do đó Zalo vẫn là nền tảng có đông đảo người tiêu dùng nông thôn sử dụng.

Các phương thức tiếp thị offline vẫn là công cụ hiệu quả nhất tại nông thôn, quảng cáo truyền hình vẫn có sức lan tỏa và ảnh hưởng nhất định ở khu vực này. Tuy nhiên, điểm nổi bật là người dân ở khu vực nông thôn dành nhiều thời gian cho Youtube gần bằng TV. Giới trẻ tại nông thôn đặc biệt quan tâm đến Youtube, trong khi nhóm người trên 30 tuổi lại có xu hướng dành nhiều thời gian xem TV. Trong đó, đối tượng trẻ em nông thôn dành trung bình 2.2 giờ mỗi ngày trên Youtube. Từ đó, có thể nhận thấy Youtube là kênh trực tuyến phổ biến nhất tại nông thôn, 94% người dùng có truy cập Youtube.

Bài viết liên quan: Nguyên lý tiếp thị nội dung “đánh trúng” thị trường mục tiêu

Kênh mua sắm phổ biến của khách hàng tại nông thôn lại có điểm khác biệt lớn so với khu vực thành thị. Người tiêu dùng mua sản phẩm chủ yếu thông qua kênh truyền thống như chợ, tạp hóa, 88% khách hàng tại Kiên Giang mua hàng tại các chợ truyền thống. Điều này xuất phát từ sự thiếu vắng cửa hàng tiện lợi và siêu thị tại khu vực nông thôn, khác với TPHCM có hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và 100 siêu thị.

Xu hướng mua hàng trực tuyến vẫn chưa phổ biến tại nông thôn, hoàn toàn khác biệt so với thành thị. Nếu tại TP.HCM, tỉ lệ khách hàng mua hàng online chiếm 70% thì con số này chỉ là 17% tại khu vực nông thôn. Do sự ít phổ biến của các kênh mua sắm, người tiêu dùng nông thôn có ít sự lựa chọn về mẫu mã và sản phẩm. Vì vậy, họ quan tâm đến việc mua sắm trực tuyến do sự đa dạng và phong phú của các mặt hàng. Một điểm đáng chú ý khác là xu hướng mua sắm trên Zalo đang ngày càng phổ biến hơn.

Bài viết liên quan: Làm thế nào bán hàng nghìn đơn chỉ với 1 người vận hành?

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á