Thương mại điện tử Việt Nam: Đón đầu 4 xu hướng nổi bật năm 2018

Chia sẻ:
Thương mại điện tử Việt Nam: Đón đầu 4 xu hướng nổi bật năm 2018

Mục lục

Theo Kantar Worldpanel, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới năm 2017. Với hơn 50 triệu người sử dụng internet và sự phổ biến của mạng xã hội và smartphone, liệu thương mại điện tử có tiếp tục tăng trưởng trong năm 2018?

Dưới đây là 4 xu hướng được dự báo sẽ nổi lên trong suốt năm 2018. Đây là tiền đề cho doanh nghiệp đón đầu và thích ứng trong thời buổi thị trường thương mại điện tử cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

  • Social commerce  – thương mại điện tử tương tác bùng nổ

Theo dữ liệu từ Facebook, 46 triệu người dùng hoạt động thường xuyên trên các trang mạng xã hội trong năm 2017. Sự bùng nổ của mạng xã hội như Facebook, Zalo,…đã kéo theo sự phát triển hình thức mại điện tử tương tác. Năm 2018, giao dịch thông qua mạng xã hội sẽ tạo nên bước ngoặt mới trong hành vi mua sắm trực tuyến . Sự kết hợp giữa thương mại điện tử và các nền tảng mạng xã hội đã tăng tương tác giữa người bán và người mua. Theo đó, xu hướng này khuyến khích sự trao đổi, chia sẻ giữa những người dùng khi trải nghiệm giao dịch mua bán trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, livestream vẫn là cách được sử dụng phổ biến nhất khi bán hàng trên mạng xã hội, bởi tính tương cao và ngay tức thời giữa 2 đối tượng mua và bán. Có thể thấy, thương mại mạng xã hội mang lại sự tiện lợi và tính trải nghiệm liên tục cho khách hàng.

Bài viết liên quan: 3 bí quyết thành công khi chuyển hướng sang mô hình omni channel

Trong thực tế, các trang mạng xã hội của Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ và liên tục nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Họ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho thương mại điện tử tương tác bằng các giải pháp trực tuyến như cho phép người dùng thanh toán hóa đơn và mua hàng thông qua qua mạng xã hội. Tại thị trường Việt Nam, năm 2017 đánh dấu bước khởi động của Zalo vào thị trường social commerce. Theo đó, Zalo và Boxme Global đã hợp tác và triển khai dịch vụ fulfillment (hoàn tất đơn hàng) trên nền tảng thương mại di động.

  • Từ E-commerce đến M-commerce: Thanh toán di động lên ngôi

Hiện tại, Việt Nam có hơn 34 triệu người sử dụng smartphone (dữ liệu từ Facebook và Tencent). Trong đó, 29% người mua hàng thực hiện giao dịch online thông qua mobile platform (Theo Global web Index, 2017). Vì vậy, xu hướng thương mại điện tử trên nền tảng di động là điều tất yếu.
Theo đó, giải pháp thanh toán di động (mobile payments) sẽ trở thành sân chơi mới trong năm 2018. Tiền mặt không còn là mục tiêu của những ông lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử. Nhắm đến thị trường thương mại điện tử mới nổi, 2 cái tên nổi bật như Alipay và Apple  đã có nhiều cuộc thôn tính để phát triển hình thức thanh toán di động. Ngoài ra, ví điện tử Vimo đã hợp tác với Wechat, cho phép khách Trung Quốc đến Việt Nam sử dụng ví điện tử Wechat Pay thanh toán bằng VĐT tại tất cả cửa hàng chấp nhận Vimo. Cuối năm 2017, mPOS nhập cuộc với giải pháp thanh toán QR Pay, thanh toán trực tiếp bằng việc quét mã QR trên smartphone. Bên cạnh đó, các công ty công nghệ như Zalo, Samsung, Momo,… không bỏ lỡ cơ hội trong xu hướng mới nổi này. Vì vậy, giải pháp thanh toán di động – mobile payment được dự đoán sẽ thống trị thị trường trong năm 2018.

  • Tiếp thị người dẫn dắt dư luận được chú trọng (Key Opinion Leader – KOL)

Tiếp thị qua KOL trở thành phương pháp marketing phổ biến và có hiệu quả của các doanh nghiệp trong những năm gần đây. Tuy chiến lược tiếp thị người ảnh hưởng không ổn định và bền vững theo thời gian, nhưng đây được xem là chiêu thức hiệu quả trong ngắn hạn để xây dựng thương hiệu. Những ngành hàng liên quan đến chăm sóc sắc đẹp, ẩm thực và sản phẩm cho mẹ và bé,…xem trọng việc tiếp thị qua KOL. Trường hợp điển hình là nhãn hiệu mỹ phẩm Maybelline New York – thuộc tập đoàn L’oreal xây dựng thương hiệu và thu hút người tiêu dùng qua đội hình “Beauty Squat”, bao gồm nhiều beauty blogger và người nổi tiếng. Nhờ đó, Maybelline đã thu hút được khách hàng và nâng cao doanh số hiệu quả.

Bài viết liên quan: Làm cách nào doanh nghiệp bán lẻ truyền thống bán hàng TMĐT?

  • Công nghệ đồng hành logistics trong thời đại thương mại điện tử.

Logistics và chuỗi cung ứng được xem xét là nền tảng cho sự phát triển bền vững của thương mại điện tử. Thực tế đã chứng minh sự phức tạp trong quản lí tồn kho và hoàn tất đơn hàng (fulfillment) đã khiến không ít nhà bán hàng Online gặp không ít khó khăn. Tốc độ phát triển của thương mại điện tử càng nhanh thì cuộc chiến logistics ngày càng khốc liệt hơn bao giờ hết. Vì vậy, nhiều dịch vụ logistics bên thứ ba ra đời ứng dụng công nghệ vào qui trình quản lí chuỗi cung ứng và hậu cần, kho vận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thị trường dịch vụ vận chuyển, cụ thể là giao hàng nhanh phát triển chóng mặt. Bên cạnh nhiều “lão làng” như Viettel Post, EMS,…sự xuất hiện của nhiều “tân binh” như Giaohangnhanh, giaohangtietkiem, DHL…làm cho thị trường này thêm sôi nổi hơn. Sự xuất hiện của cổng trung gian vận chuyển như Shipchung, ứng dụng công nghệ cho phép so sánh giá của nhiều hãng vận chuyển khác nhau. Ngoài ra, sự nổi lên gần đây của dịch vụ vận tải On-demand từ Ahamove, Grab Express góp phần làm đa dạng thị trường vận chuyển trong thương mại điện tử.

Mặt khác, thị trường hậu cần, kho vận (fulfillment) không có quá nhiều doanh nghiệp tham gia, trong khi nhu cầu kho bãi và quản lí tồn kho vẫn là vấn đề hàng đầu. Theo đó, Boxme ra đời năm 2015, đến năm 2018 vẫn được dự báo là doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng hoàn thiện nhất, phục vụ dịch vụ hoàn tất đơn hàng (fulfillment) thị trường trong nước và bán hàng xuyên biên giới. Tuy nhiên, nhu cầu của thời đại lại trái ngược so với số lượng doanh nghiệp trong thị trường. Do đó, fulfillment được kỳ vọng phát triển tốt hơn trong tương lại, nhằm phục vụ cho thương mại điện tử phát triển bền vững.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á