Nền Thương mại điện tử Việt Nam trở thành một điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á những năm gần đây. Với mức tăng trưởng đáng kinh ngạc 20-25%/năm, Thương mại điện tử hứa hẹn sẽ trở thành xu hướng mua-bán hàng hoá thay thế cho kinh doanh truyền thống đơn thuần.

Nếu bạn đang nắm giữ một doanh nghiệp hay một cửa hàng nhỏ, hãy đọc bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về các nền tảng Thương mại điện tử Việt Nam. Trên cơ sở đó giúp bạn lựa chọn kênh bán hàng phù hợp trong thời điểm hiện tại.

Xu hướng mới

Thương mại điện tử hiểu đơn giản là hình thức mua – bán áp dụng công nghệ thông tin. Nếu trước đây, nhà bán lẻ phải có cửa hàng, trực điện thoại 24/24 thì nay chỉ cần điện thoại kết nối internet bạn có thể tiếp thị sản phẩm tới hàng triệu người tiêu dùng. Muốn phát triển kinh doanh, bạn buộc phải mở rộng kênh bán.

Bán hàng ở đâu?

  • Sàn thương mại điện tử: Hình thức bán hàng qua sàn như: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo.. ngày càng trở nên phổ biến. Không những giảm thiểu chi phí và thời gian, sàn thương mại điện tử còn giúp bạn tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới trên bình diện trong nước, khu vực và quốc tế.
  • Mạng xã hội: Kinh doanh trên mạng xã hội đã không còn mới mẻ với người Việt Nam, đặc biệt phổ biến với giớ trẻ như Facebook, Instagram, Tiktok… Các hình thức marketing và bán hàng trên hệ thống mạng xã hội cũng đang ngày một phát triển rực rỡ với cơ số hình thức và phương pháp cực kỳ đa dạng.
  • Website: Sở hữu một trang web bán hàng tối ưu và chuyên nghiệp giúp bạn tối giản được chi phí quảng cáo, tăng độ tin cậy với khách hàng và quản lý dễ dàng hơn.

kenh-ban-nao-la-phu-hop-tren-thi-truong-thuong-mai-dien-tu

Không thể phủ nhận về sức mạnh của quảng cáo Facebook hay Google. Tuy nhiên, việc Facebook và Google liên tục thay đổi thuật toán quảng cáo cũng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Để giảm thiểu sự phụ thuộc vào kênh bán trên mạng mã hội, các doanh nghiệp hiện nay có xu hướng sử dụng các sàn thương mại điện tử và website để kinh doanh một cách ổn định và chủ động hơn.

Kinh doanh trên Sàn thương mại điện tử hay Website?

Sàn thương mại điện tử hay website đều có những ưu nhược điểm riêng. Tuỳ thuộc vào đặc thù từng doanh nghiệp cũng như mục đích kinh doanh, bạn sẽ cần tìm các kênh bán phù hợp nhất với doanh nghiệp.

Điểm chung:

  • Giảm chi phí: Bạn không cần phải sản xuất hay nhập về một lượng hàng quá lớn để bắt đầu kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Bạn không cần thuê cửa hàng và nhân viên. Bạn cũng giảm được nhiều chi phí tiếp thị cho gian hàng của mình vì sàn nhanh chóng thông tin hàng hóa đến người tiêu dùng mà không phải qua trung gian.
  • Linh hoạt thời gian: Bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu, bạn vẫn có thể vận hành công việc bán hàng như: tư vấn, giao dịch hay tìm kiếm khách hàng, không phụ thuộc vào giờ mở cửa giống như các cửa hàng truyền thống.

Những hạn chế mà cả Sàn thương mại điện tử và Website gặp phải đó là vấn đề bảo mật. Khó đảm bảo được sự bảo mật và riêng tư khi giao dịch trực tuyến. Các khách hàng không thể xác nhận được họ đang mua hàng của ai và các thông tin tài chính có thể bị tiết lộ.

Bên cạnh đó, Sàn thương mại điện tử và Trang web bán hàng cũng có những điểm ưu việt:

1. Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Sàn Thương mại điện tử chính là chiếc cầu nối liên kết các doanh nghiệp với khách hàng. Khi có sự trợ giúp của công nghệ, doanh nghiệp dễ dàng tạo được những bước nhảy vọt mang tính đột phá:

  • Mức độ tiếp cận: Bán hàng trên sàn thương mại điện tử sẽ giúp bạn tiếp cận được với đa dạng khách hàng kể cả chi phí tiếp thị sản phẩm của bạn bằng 0.
  • Công đoạn bán hàng, vận chuyển được thực hiện một cách đơn giản, dễ dàng và chuyên nghiệp.
  • Gian hàng của bạn được các sàn Thương mại điện tử hỗ trợ công tác chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại.

Các sản phẩm khi được tìm kiếm sẽ xuất hiện cùng lúc trên giao diện khiến sản phẩm của bạn dễ bị so sánh dẫn đến việc cạnh tranh giá cả. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu sẽ gặp nhiều khó khăn vì khách hàng sẽ chỉ nhớ tên của sàn thương mại điện tử.

>>> Xem thêm: Thương mại điện tử – mảnh đất vàng cho các startup

2. Website bán hàng

Để xây dựng một thương hiểu bền vững, nền tảng cần có đó là trang web của riêng bạn.

  • Chuyên nghiệp: Đón đầu xu thế, bắt kịp thời đại là những gì trang web bán hàng của bạn có thể mang lại. Một website tốt tạo cho doanh nghiệp sự chuyên nghiệp, niềm tin cho khách hàng và được đánh giá cao hơn.
  • Uy tín: Một trang website bán hàng được thiết kế thông minh, bố cục rõ ràng với hệ thống các sản phẩm đa dạng, có ghi rõ ràng giá cả, chất lượng, nguồn gốc sản phẩm sẽ tạo độ tin cậy cao hơn.
  • Tăng năng lực cạnh tranh: Trên thực tế người mua sẽ có xu hướng chuyển sang những doanh nghiệp có trang web vì ở đó họ có thể tìm hiểu về doanh nghiệp, tìm hiểu về sản phẩm…

Tuy nhiên vấn đề của website bán hàng đó là khách hàng cần biết đến việc kinh doanh của bạn sau đó với phát sinh nhu cầu ghé thăm trang web. Điều này khiến mức độ tiếp cận của sàn thương mại điện tử nhỉnh hơn so với trang web bán hàng. Cùng với đó, việc duy trì một trang web hoạt động mượt mà cũng đòi hỏi rất cao ở đội ngũ vận hành.

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào?

Với sự thay đổi nhanh đến mức chóng mặt và các chiến dịch tiếp thị hấp dẫn của các sàn thương mại điện tử khiến các chủ doanh nghiệp không thể không đặt câu hỏi: Đâu là nền tảng đáng tin cậy để xây dựng gian hàng?

Với nguồn vốn khổng lồ, Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Thegioididong.. là những cái tên chúng ta dễ bắt gặp nhất tới thời điểm hiện tại. 

  • Sendo: Với 26 triệu lượt truy cập mỗi tháng, Sendo là một trong các sàn thương mại điện tử với chính sách bảo mật tốt, phát triển mạnh mẽ trong mảng thời trang và phi công nghệ. Tuy nhiên cơ chế quản lý của Sendo vẫn tồn tại xuất hiện hàng giả hàng nhái làm giảm sức cạnh tranh, tỷ lệ hoàn hàng lên đến 20% và còn nhiều bất cập trong quy trình giao hàng.
  • Tiki: Được thành lập từ 3/2020, thế mạnh của Tiki là các mặt hàng sách, đến nay mở rộng thêm đa dạng sản phẩm khác như đồ điện tử, đồ gia dụng, xe máy.. Tiki có nhiều chính sách ưu đãi cho người mua nên sàn thương mại điện tử này có tổng Doanh thu tăng gấp 3 lần mỗi năm.
  • Lazada: Là sàn thương mại điện tử trực thuộc Alibaba, Lazada xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm với mức hoa hồng hấp dẫn cho người bán. Việc mở gian hàng là đơn giản và được bảo mật tốt. Chất lượng, nguồn gốc sản phẩm được Lazada kiểm soát kĩ càng Tuy nhiên giá bán một số sản phẩm cao hơn ở các sàn khác. Chi phí lấy hàng, vận chuyển, chiết khấu khá lớn.
  • Shopee: Gia nhập thị trường Việt Nam được 4 năm, Shopee đã có sự bứt phá thần tốc để vươn lên top 1 về số lượt truy cập (42 triệu lượt mỗi tháng). Cách đăng ký gian hàng, đăng sản phẩm, quy trình bán hàng dễ dàng và nhanh chóng là điểm cộng của sàn này. Tuy nhiên cũng vì thế mà số lượng người bán lớn làm tăng mức cạnh tranh. Với các chiến dịch tiếp thị của mình, Shopee gây sức lan toả rộng r giúp cho người bán trên sàn này tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng khổng lồ. 

Một cách tổng quan, dựa trên các con số gần nhất từ chiến dịch 11.11 vừa rồi, Shopee và Lazada vẫn giữ vững phong độ, tiếp tục là 2 sàn thương mại điện tử dẫn đầu tại Việt Nam. Về số lượng truy cập hay mức độ tiếp cận thì Shopee có phần nhỉnh hơn, tuy nhiên cũng mang lại áp lực cạnh tranh lớn hơn.

kenh-n-nao-la-phu-hop-thi-truong-thuong-mai-dien-tu

Nếu bạn là một nhà bán lẻ mới bắt đầu công việc kinh doanh của mình trên các sàn thương mại điện tử, Shopee sẽ là một lựa chọn phù hợp cho bạn. Chỉ bằng những thao tác đơn giản, bạn đã có thể bán hàng ngay hôm nay. Nếu bạn là một thương hiệu đã có lượng khách hàng cho riêng mình, việc mở rộng trên nhiều sàn thương mại khác nhau được đề xuất ở đây. 

>>> Xem thêm:  Shopee vượt qua Lazada tại thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á: Bài học về nội địa hóa

Hiện nay có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ bạn trong việc quản lý và đồng bộ đơn hàng trên nhiều sàn thương mại điện tử khác nhau như Omisell, vì vậy việc mở rộng kênh bán với các doanh nghiệp không còn là trở ngại.

Nền tảng website hỗ trợ Bán hàng tốt nhất

Nhận thấy việc tạo một website bán hàng là cần thiết với doanh nghiệp của bạn nhưng bạn lại băn khoăn không biết nên lựa chọn nền tảng nào để bắt đầu. Phần này Boxme sẽ chỉ ra giúp bạn chỉ ra những ưu nhược điểm của 4 đơn vị thiết kế website thương mại điện tử: Haravan, Sapo, Nhanh.vn, Shopify.

  • Nhanh.vn: Tại Nhanh tích hợp nhiều công cụ hỗ trợ quảng cáo như SMS marketing, google shopping.. Nhanh.vn hỗ trợ tốt ở mảng vận chuyển vì đã có nhiều kinh nghiệm từ trước. Tuy nhiên Nhanh.vn có kho giao diện còn nhiều hạn chế và chi phí khá cao so với mặt bằng chung.
  • Sapo: Là 1 Công ty công nghệ lớn, với lượng người dùng dông đảo, Sapo rất mạnh về hệ thống quản trị phần mềm quản lý. Kho ứng dụng tích hợp có nhiều ứng dụng hữu ích về marketing, bán hàng, quản lý bán hàng, chăm sóc khách hàng, các bên thanh toán, vận chuyển uy tín.. Tuy nhiên điểm yếu của Sapo là giao diện người dùng khó để sử dụng, cũng như chỉ được trả phí theo năm.
  • Haravan: Có hướng đi vào các giải pháp marketing online, cũng như miễn phí tích hợp giao thức SSL bảo mật website, Haravan cũng là lựa chọn bạn nên cân nhắc. Với lợi thế là thuộc quỹ đầu tư Seedcom, Haravan có được thêm lợi thế và có thêm những khách hàng thuộc Seedcom như Juno, The Coffee House,… Tuy nhiên, hệ thống phía sau về quản lý bán hàng, kho hàng chưa thực sự tối ưu, chi phí là khá cao và phải đóng theo năm. 
  • Shopify: Là nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất trên thế giới, được nhiều thương hiệu lớn “chọn mặt gửi vàng”. Shopify có giao diện đa dạng, thân thiện, dễ sử dụng và bảo mật thông tin khách hàng. Dù chưa công bố phiên bản tiếng Việt nhưng Shopify đã có không ít khách hàng tại thị trường Việt Nam. Hứa hẹn trong tương lai, cùng với phiên bản tiếng Việt, Shopify sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các nền tảng trong nước.

kenh-ban-nao-la-phu-hop-tren-san-thuong-mai-dien-tu-viet-nam

>>> Xem thêm: Hướng dẫn bán hàng trên Shopify: Kính chơi game trên Alibaba giúp thu về $2500 một tháng (P1)

Trên đây là các gợi ý giúp bạn lựa chọn kênh bán thích hợp để xây dựng thương hiệu dựa vào ưu nhược điểm của từng loại kênh bán. Những đánh giá tổng quan và khách quan nhất về thương mại điện tử Việt Nam nói chung tính đến thời điểm hiện tại. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin có ích.

Có thể bạn quan tâm

>>> Tổng quan chỉ số Thương Mại Điện Tử Việt Nam 2020 

>>> 5 tác động làm thay đổi Thị trường Thương Mại Điện Tử Việt Nam 

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *