Sự có mặt của – Alibaba tại thị trường Đông Nam Á đã góp phần tạo nên một năm đầy sôi nổi trong thị trường thương mại điện tử khu vực.

Trả lời trong buổi phỏng vấn với Tech in Asia, Stefan Jung – sáng lập viên Venturra Capital cho rằng: “Chúng tôi chỉ mới bắt đầu, hợp đồng giữa Lazada và Alibaba sẽ hoàn tất toàn bộ chu trình. Đây sẽ là cơ hội thu hút nhiều nhà đầu tư toàn cầu vào khu vực Đông Nam Á”.

Alibaba đã tăng gấp đôi khoản đầu tư vào Lazada bằng cách tăng thị phần từ 51% lên 83% với tham vọng độc chiếm thị trường, đánh bại Tokopedia – một trong những đối thủ lớn nhất tại Indonesia. Thông qua JD hoặc cách trực tiếp, Tencent tiếp nối theo cuộc đua từ các tay chơi Trung Quốc bằng khoản đầu tư vào Sea, Go-Jek, Traveloka, Pomelo Fashion và Tiki.vn. Những nhà đầu tư từ Mỹ không bỏ qua cơ hội đầu tư vào sân chơi này. KKR – một trong những quỹ đầu tư tài chính lớn nhất thế giới, đã thông qua công ty Emerald Media đầu tư 65 triệu USD vào “nhà buôn vũ khí cho thương mại điện tử” aCommerce. Mục tiêu của KRR là nổ lực mang Baozun tái thống trị tại Tmall của Trung Quốc.

Kể cả khi năm 2017 đã qua, chúng ta vẫn chứng kiến nhiều kẻ “tử trận” trên thương trường Đông Nam Á – khu vực được xem là 1 trong những thị trường triển vọng nhất thế giới. Nhiều cái tên nổi bật như Ascend, SK Platnet, Indosat  Ooredoo, Rocket Internet đã rút lui khỏi thị trường này. Tuy nhiên, sức nóng của cuộc rượt đuổi của các nhà đầu tư vào thị trường Đông Nam Á tiếp tục diễn ra và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Trong năm 2018, những kẻ còn ở lại trong trận chiến sống còn bắt buộc phải tìm kiếm vị trí thích hợp cho mình. Vị thế sức mạnh mới sẽ lên ngôi, marketplace vượt qua ranh giới truyền thống và chú trọng vào những thương hiệu riêng cũng như phân phối trực tuyến được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Ngoài ra, xu hướng mobile payments (thanh toán di động) được dự báo sẽ lên ngôi trong năm 2018.

Dưới đây là 4 xu hướng mới trong thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á trong năm 2018

  1. Bán hàng đa kênh – xu hướng offline xen lẫn online:

Bán hàng đa kênh vẫn tiếp tục trở nên phổ biến. Các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống bắt đầu thích ứng với thời cuộc và tham gia thị trường thương mại điện tử. Ngày càng nhiều doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến thiết lập cửa hàng thực tế để bù đắp những chi phí tăng lên mỗi ngày trên môi trường trực tuyến, đồng thời cải thiện chất lượng hoàn tất đơn hàng (fulfillment).
Khi các nhà bán lẻ truyền thống như Central Group tại Thái Lan và Matahari tại Indonesia đang tranh giành trong cuộc chuyển hướng sang kinh doanh trực tuyến, thương mại điện tử cũng được dự đoán sẽ mở ra kỉ nguyên mới – bán hàng đa kênh.

Những kênh hoạt động dựa trên nền tảng khách hàng trực tuyến như Facebook và Google sẽ nhanh chóng đạt mức bão hòa và có xu hướng giảm dần sau đó, bởi chi phí quảng cáo tăng cao, bán hàng online không còn là lợi thế của những người bán hàng nhỏ lẻ. Ngược lại, những nhà quảng cáo trên môi trường thương mại điện tử như Pomelo và Lazada tiếp cận khách hàng mới qua kênh offline.

Cũng theo dự báo này, tài khoản trực tuyến chỉ chiếm 1-2% tổng doanh số bán lẻ hiện nay. Vì vậy, nếu Lazada và Shopee muốn phát triển nhanh chóng hơn mức thị trường, họ phải tiến hành thâm nhập thị trường ngoại tuyến và tiếp cận với nhóm khách hàng ngoài thực tế

2. Dự đoán về một trật tự thế giới mới: Làn sóng hợp nhất trong thương mại điện tử của những tay chơi bản địa.
Trong trận chiến của ngành thương mại điện tử, có những kẻ “chết yểu” và những kẻ sống sót đã tiếp tục củng cố tham vọng chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á. Cụ thể, Rakuten – “gã khổng lồ” Nhật Bản đã bán hết tài sản tại thị trường khu vực này và rút lui trong năm 2016. Công ty Rocket Internet đã bỏ ngỏ Zalora Thái Lan và Việt Nam trong đợt bán hàng năm 2016, sau đó bán chi nhánh tại Philippines cho tập đoàn Ayala vào năm 2017. Tại Thái Lan, tập đoàn Ascend đã đưa toàn bộ tài sản của WeLoveShopping và WeMall về tập trung hộ trợ cho lĩnh vực fintech (financial technology). Tại Indonesia, SK Platnet thông báo bán cổ phần của Elevenia cho tập đoàn Salim, sau đó chi nhánh tại Malaysia của SK cũng được chào giá cho Alibaba và JD. Đầu năm 2017, Indosat  Ooredoo – công ty telco lớn thứ hai Indonesia đã đóng cửa trang web thương mại điện tử Cipika.

3. Thị trường marketplace sẽ phát triển, thanh lọc “thị trường xám” và dành chỗ cho thương hiệu chính hãng.
Trong sau năm qua, sự tăng trưởng thương mại điện tử của khu vực đã tập trung vào việc điều khiển GMV (Gross Merchandise Value), chấp nhận mọi người bán và bất kỳ nhãn hàng.

Trong năm 2018, doanh nghiệp marketplace như Lazada và Shopee sẽ nổ lực để mở rộng thương hiệu ra toàn cầu. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi họ phải kiểm soát người bán và siết chặt hàng giả mạo để tạo môi trường hiệu quả thu hút doanh nhân kinh doanh mặt hàng chính hãng. Theo dữ liệu của BrandIQ, 80% mã SKU của các sản phẩm tiêu dùng từ Unilever, Samsung, L’oreal đều được bán bởi các cửa hàng và đại lý không được hợp thức hóa (đơn cử là trường hợp mỹ phẩm xách tay từ nước ngoài được bán tràn lan trên Shopee). Những sản phẩm được bán tại thị trường không hợp thức hóa (thị trường xám) được bán với giá thấp hơn ít nhất 30% so với các cửa hàng và đại lý ủy quyền chính thức.

Tại sao phải thanh lọc thị trường không được hợp thức hóa này? Nguyên nhân là doanh số trên thị trường này gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của các doanh nghiệp bán hàng chính hãng. Khách hàng mua hàng từ “thị trường xám” đều nhận thức được điều này nhưng vẫn tiếp tục mua, tuy nhiên khi xảy ra các vấn đề tiêu cực, họ lại đổ lỗi cho thương hiệu.

Có thể thấy, sự nổi lên của mô hình marketplace và các thương hiệu chính hãng nhằm giải quyết mối lo ngại từ “thị trường xám” tại Đông Nam Á trong năm 2018. Theo đó, các e-marketplace sẽ điều chỉnh chặt chẽ các quy định lên người bán hàng, nhằm thu hút khách hàng đến với thương hiệu chính hãng nhiều hơn. Bên cạnh đó, thương hiệu bắt buộc phải chủ động xây dựng thương hiệu trên các trang thương mại điện tử để quản lí hình ảnh trong tâm trí người tiêu dùng.
Bài viết liên quan: Xu hướng thương mại điện tử VN năm 2018

4. Mô hình thương mại điện tử B2B: Ranh giới mờ nhạt giữa phân phối sản phẩm online và offline
Mặc dù Đông Nam Á vẫn được xem là “miền đất hứa” cho các nhà đầu tư, song tình hình thương mại điện tử B2C vẫn đang phát triển rất chậm chạp. Với mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ, thương hiệu, marketplace và nhà bán lẻ trực tuyến không còn tập trung hướng tới mô hình B2C. Thay vào đó, các kênh B2B và B2E (Business to Employee) được chú trọng phát triển nhằm mục đích tăng doanh thu.

Zilingo, mô hình e-marketplace về thời trang của Sequoia, bắt đầu lấn sân phục vụ thị trường B2B bằng Zilingo Asia Mall. Theo đó, trang Zilingo cho khách hàng được mua sắm với mức giá sỉ và số lượng lớn. Đầu năm 2017, Shopee ra mắt tính năng bán buôn trên Shopee, cho phép người bán định giá ưu đãi cho đơn hàng số lượng lớn, nếu người mua có nhu cầu mua sỉ. Những công ty nổi bật từ mô hình B2B và B2E bao gồm Samsung, L’oreal. Theo đó, doanh thu từ thị trường B2B hiện nay đang đóng góp 30% vào tồng doanh thu thương mại điện tử, tăng khoảng 10% so với đầu năm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *