Người Việt Nam thay đổi thói quen tiêu dùng kỹ thuật số

Chia sẻ:
nguoi-viet-nam-thay-doi-thoi-quen-tieu-dung-ky-thuat-so

Mục lục

Thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán sẽ đạt “cú nổ” lớn chưa từng có trong năm 2021 kéo theo nhiều thay đổi về thói quen tiêu dùng kỹ thuật số. Mức độ thâm nhập và khối lượng giao dịch của tiêu dùng trực tuyến tăng lên, kéo theo tổng giá trị bán lẻ trực tuyến năm 2021 ước tính đạt 12 tỷ USD

Thương mại điện tử có chỗ đứng vững chắc

Số người tiêu dùng trực tuyến tại Đông Nam Á cuối năm 2020 đạt 320 triệu người, cao hơn so với con số ước tính 310 triệu. Đến cuối năm 2021, ước tính có 350 triệu người Đông Nam Á tiêu dùng trực tuyến.

Việt Nam được xếp thứ 2, chỉ sau Indonesia về tốc độ tăng trưởng số người tiêu dùng kỹ thuật số trong năm 2021. Với mức tăng 8%, Việt Nam nâng số người mua sắm trực tuyến từ 49 triệu năm 2020 lên 53 triệu người vào năm 2021. 

Tổng giá trị bán lẻ trực tuyến năm 2021 của Việt Nam ước tính đạt 12 tỷ USD, chiếm hơn 9% trong tổng thể khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng là thị trường được cho là sẽ tăng trưởng gấp 4,5 lần trong năm 2026, cao nhất trong khu vực.

>>> Xem thêm: [Infographic] Thương mại điện tử Đông Nam Á tiếp tục tăng trưởng theo cấp số nhân – Cập nhật năm 2021

>>> Xem thêm: Các sàn thương mại điện tử Việt Nam thiết lập hệ sinh thái tiêu dùng tạp hoá ứng dụng công nghệ

Thay đổi thói quen tiêu dùng kỹ thuật số

Không chỉ doanh số thương mại điện tử tổng thể tăng mà chi tiêu đầu người mỗi người cho TMĐT cũng bùng nổ trong bối cảnh đại dịch kéo dài. Mức chi tiêu trung bình ước tính cho mỗi người tiêu dùng kỹ thuật số tăng 60% so với năm 2020, đạt 381 USD/người trong năm 2021. 

Theo báo cáo của Facebook &Bain Company, người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam năm 2021 tiêu dùng trung bình 7,7 ngành hàng, cao hơn 1,5 lần cùng kì năm 2020. Hàng bách hoá, chăm sóc cá nhân, chăm sóc sức khoẻ, giao đồ ănthời trang là 5 ngành hàng được tiêu dùng trực tuyến nhiều nhất nửa đầu năm 2021.

Cũng theo báo cáo, 49% người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam nói rằng Thương mại điện tử là kênh mua hàng chính của họ. Con số này chỉ xếp sau Singapore (53%).

nguoi-viet-nam-thay-doi-thoi-quen-tieu-dung-ky-thuat-so

Theo đó tỷ lệ người yêu thích thanh toán qua ví điện tử cũng tăng từ 22% lên 37%. Nếu như trước đây, thanh toán TMĐT bằng tiền mặt (CoD) được nhiều người ưa chuộng thì đến cuối năm 2021, phương thức thanh toán tiền mặt sẽ phải xếp thứ 2 sau ví điện tử

Đến năm 2021, giá cả đã không còn là lý do duy nhất để người tiêu dùng lựa chọn mua một sản phẩm. Họ cũng có xu hướng quan tâm đến chất lượng sản phẩm và đặc biệt là tính bền vững và thân thiện với môi trường.

3 lý do được trích dẫn nhiều nhất để chuyển đổi thương hiệu ở Đông Nam Á nói chung cũng như Việt Nam.

  • Tìm một sản phẩm tốt hơn.
  • Tìm kiếm nhiều giá trị hơn cho các thương hiệu.
  • Tính bền vững và thân thiện với môi trường.

>>> Xem thêm: Thương mại điện tử Việt Nam: Ngành hàng nào đang chiếm ưu thế trên thị trường?

>>> Xem thêm: Chiến dịch bán hàng dịp Tết 2021 người bán Thương mại điện tử không thể bỏ qua

Tài chính, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ được đầu tư phát triển theo hướng số hoá. Chỉ riêng quý 4 năm 2o2o, hơn 3,6 tỷ USD đã được đầu tư vào các công ty mới nổi trong khu vực. Các lĩnh vực này đang tạo cơ hội tiếp cận cho nhiều đối tượng hơn và đang tạo ra các cơ hội việc làm mà trước đây chưa hề có.

Có thể bạn quan tâm

>>> Hậu cần Thương mại điện tử – Giải pháp cho nhãn hàng vượt lên sau đại dịch

>>> Xu hướng số hoá mạnh mẽ ở Đông Nam Á sau đại dịch

>>> [Infographic] Thương mại điện tử Đông Nam Á tiếp tục tăng trưởng theo cấp số nhân – Cập nhật năm 2021

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á