Thị trường Hậu cần và Vận tải Malaysia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Covid-19

Chia sẻ:
thi-truong-hau-can-va-van-tai-malaysia

Mục lục

Thị trường hậu cần và vận tải Malaysia đạt giá trị 37,6 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến ​​sẽ đạt hơn 55 tỷ USD vào năm 2026 với tốc độ CAGR hơn 4%. Sự thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân trong thời gian giãn cách do Covid-19 đang khiến ngành hậu cần Malaysia tái tập trung vào các dịch vụ giao hàng tận nơi.

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy ngành hậu cần đánh giá lại và tái lập chiến lược hoạt động của mình theo hướng số hóa. Với sự phát triển của thương mại điện tử trong nước, quy mô của các công ty logistics cũng tăng lên do tỷ suất lợi nhuận cao và nhu cầu tăng.

>> Xem thêm: Top 10 đơn vị vận chuyển tốt nhất tại Malaysia

>> Xem thêm: Thương mại điện tử Đông Nam Á năm 2021 có còn tăng trưởng mạnh mẽ?

Hậu cần và vận tải Malaysia: Động lực của nền kinh tế 

Nền kinh tế Malaysia phụ thuộc chủ yếu vào thương mại quốc tế, đặc biệt là thương mại trong khu vực.

Logistics kết nối chuỗi giá trị thị trường

Nền kinh tế Malaysia phụ thuộc chủ yếu vào thương mại, đặc biệt là thương mại trong khu vực. Logistics là ngành hỗ trợ đắc lực cho các ngành công nghiệp chủ chốt như sản xuất, dầu khí và khí đốt. Ước tính rằng ngành công nghiệp hậu cần Malaysia có thể cần phải tăng lực lượng lao động thêm 41%, từ 393.000 lao động năm 2016 lên 554.000 vào năm 2022.

thi-truong-hau-can-va-van-tai-malaysia

Các doanh nghiệp logistics sẽ phải nâng cao năng lực chặng cuối của mình để phù hợp với thời điểm hiện tại, khi thương mại điện tử phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. 

Để hậu cần xử lý khối lượng hàng hóa lớn hơn, tăng tốc thời gian vận chuyển hàng hóa qua các chuỗi cung ứng và giảm chi phí giao hàng này, cần phải thực hiện nhiều cải tiến. Trong khi cơ sở hạ tầng hậu cần của đất nước đang được cải thiện, cần có sự đầu tư liên tục vào cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như nâng cấp và mở rộng cảng, mạng lưới đường bộ và hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) tiên tiến.

Cơ sở hạ tầng phát triển

Chính phủ Malaysia đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc mở rộng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng trên khắp đất nước. Theo Kế hoạch Malaysia lần thứ 11 cho giai đoạn 2016-2020, đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng ở Malaysia được phân bổ cho lĩnh vực vận tải và hậu cần để thúc đẩy phát triển khu vực.

Vào tháng 3 năm 2020, chính phủ đã công bố kế hoạch chi 2 tỷ MYR (tương đương 472,8 triệu USD) cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Malaysia đứng đầu khu vực ASEAN với 250 triệu USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông trên một triệu đầu người trong hai thập kỷ qua.

Malaysia đã thu hút hơn 78% trong số 50 công ty hậu cần hàng đầu toàn cầu đặt chân đến nước này.

Thương mại điện tử thúc đẩy logistics phát triển

Thị trường thương mại điện tử Malaysia trị giá 4,3 tỷ USD và dự kiến ​​sẽ tăng lên 8,1 tỷ USD vào năm 2024, với tốc độ CAGR là 14%. Tăng trưởng thương mại điện tử ở Malaysia chủ yếu được thúc đẩy bởi số lượng ngày càng tăng của tầng lớp hiểu biết về kỹ thuật số, những người đang tìm kiếm các giao dịch lớn và tiếp cận với các thương hiệu quốc tế.

thi-truong-hau-can-va-van-tai-malaysia

Khác với những quốc gia Đông Nam Á phải đối mặt với những thách thức về hậu cần do cấu trúc địa lý phức tạp, Malaysia được tách biệt thành: Bán đảo Malaysia và Đông Malaysia. Điều này làm cho hoạt động hậu cần thương mại điện tử trở nên đơn giản hơn và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.

>> Xem thêm: Làm thế nào để tối ưu hoá chi phí Logistics? Giải pháp hậu cần cho nhà kinh doanh Đông Nam Á

>> Xem thêm: Góc nhìn chuyên gia về tác động của Covid-19 đối với ngành Logistics toàn cầu

Kể từ khi Lệnh kiểm soát di chuyển (MCO) có hiệu lực vào ngày 18 tháng 3 năm 2020, các doanh nghiệp và cửa hàng được coi là không thiết yếu đã được lệnh tạm ngừng hoạt động. Chính phủ đã tuyên bố Thương mại điện tử là một dịch vụ thiết yếu ở Malaysia và cho phép hoạt động bình thường.

Các đơn vị logistics tại thị trường Malaysia

Tại Malaysia, một trong những công ty hậu cần lớn nhất với thị phần dẫn đầu về dịch vụ fulfillment thương mại điện tử là Pos Malaysia. Trong nỗ lực cung cấp trải nghiệm người tiêu dùng đầu cuối tốt nhất, các sàn như Lazada đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ fulfillment (Lazada eLogistics-LEL). Sàn TMĐT này cũng hợp tác với các nhà cung cấp 3PLs để đảm bảo rằng sự gia tăng khối lượng giao dịch thương mại điện tử được đáp ứng.

Một số đơn vị hậu cần & vận tải trên thị trường bao gồm: Tiong Nam logistics, Xin Hwa, CJ Century, GD Express và DHL,..

Để giành được thị phần đáng kể và phục vụ nhu cầu ngày càng cao, các công ty đang áp dụng xu hướng mua bán và sáp nhập. Đặc biệt, sự gia tăng của thương mại điện tử dẫn đến sự hợp nhất cả theo chiều dọc và chiều ngang giữa các công ty hậu cần và thương mại điện tử để đạt được quy mô và mạng lưới lớn nhất.

Có thể bạn quan tâm

>>> Thương mại điện tử Đông Nam Á năm 2021 có còn tăng trưởng mạnh mẽ?

>>> Tổng quan thị trường hậu cần thương mại điện tử Đông Nam Á năm 2021

>>> Làm thế nào để tối ưu hoá chi phí Logistics? Giải pháp hậu cần cho nhà kinh doanh Đông Nam Á

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á