Các doanh nghiệp bán lẻ đang thích ứng với xu hướng Omni channel (bán hàng đa kênh) và trong năm 2017, sự chuyển dịch của nhiều công ty sang mô hình Omni channel trở nên rõ ràng hơn. Để thích ứng với nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng, doanh nghiệp bắt buộc phải đảm bảo tính liền mạch và thống nhất trải nghiệm của người tiêu dùng trong quá trình mua sắm trên nhiều kênh khác nhau. Điều này đặt ra một vấn đề lớn: Làm sao để đồng bộ chuỗi cung ứng (supply chain) và logistics với mô hình tiếp thị đa kênh?
Thực tế cho thấy, những nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu như Amazon, Walmart,…luôn tìm cách nâng cao hiệu quả của công tác hậu cần, kho vận (fulfillment) để củng cố vị thế cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành. Việc hoàn tất đơn hàng (fulfillment) trở thành nhân tố quan trọng trong xu hướng Omni channel.
Liên quan: Fulfillment là gì?
Công tác hậu cần cho mô hình Omni channel cho phép nhà bán lẻ điều khiển cách thức và thời gian phân phối sản phẩm đến khách hàng. Người tiêu dùng ngày nay có thể tham quan cửa hàng thực tế và tìm kiếm thông tin sản phẩm, cùng lúc đó, họ có thể click để mua món hàng đó trên các nền tảng trực tuyến và nhận hàng tại nhà vào ngày hôm sau. Để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng “mọi lúc, mọi nơi”, nhanh chóng và tức thời, doanh nghiệp được đòi hỏi phải có nền tảng hậu cần, kho vận vững chắc, đảm bảo giao hàng đúng hẹn, đúng địa điểm. Đây là lúc logistics tham gia vào cuộc chơi thời Omni channel.
Tuy nhiên, công tác logistics không phải vấn đề dễ dàng, nhất là trong thời đại mọi thứ phải trở nên đồng bộ và thống nhất. Thêm vào đó, với những doanh nghiệp nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ (MSME) tham gia mô hình omni channel, sự thiếu hụt nguồn lực và kinh nghiệm non trẻ khiến cho công tác logistics và quản lí chuỗi cung ứng trở thành thách thức hàng đầu. Dưới đây là 5 khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt:
- Hiện thị tồn kho không chính xác
Để tránh sự rối ren khi cung ứng sản phẩm cho khách hàng, doanh nghiệp phải luôn theo dõi số hiện thị tồn kho, đây là công việc rất quan trọng trong mô hình đa kênh. Doanh nghiệp luôn mong muốn giao hàng đúng hẹn cho khách hàng, tuy nhiên, việc sai sót trong số dư tồn kho có thể khiến doanh nghiệp “lỗi hẹn” với khách hàng. Đây là bài toán khó giải cho nhiều nhà bán lẻ, nhất là khi đơn hàng rơi vào đợt cao điểm, điển hình như mùa mua sắm cuối năm. Để có lời giải đúng đắn cho bài toán này, doanh nghiệp phải phát triển và hoàn thiện hệ thống hoàn tất đơn hàng, ứng dụng công nghệ vào quản lí tồn kho. Những công ty thành công trong mô hình omni channel luôn quan tâm đến việc hoàn tất đơn hàng. Hệ số hiển thị tồn kho không chỉ được sử dụng để điều chỉnh phù hợp với nhu cầu người mua hiện tại, mà còn được họ tận dụng để dự báo nhu cầu trong tương lai và lên kế hoạch cung ứng sản phẩm. Trong thực tế, nhà bán lẻ hoàn toàn chuyển sang mô hình omni channel không cần tham gia vào các hoạt động liên quan đến xử lí hàng hóa, tất cả công việc chỉ là bán hàng và tìm mọi cách tăng doanh số, đặc biệt với doanh nghiệp MSME. Vì vậy, việc thuê ngoài dịch vụ quản lí kho hàng và theo dõi tồn kho là điều hết sức cần thiết.
Liên quan: Phân tích tồn kho bằng phương pháp ABC và XYZ
- Chuỗi cung ứng đứt đoạn
Nếu doanh nghiệp một chuỗi cung ứng khác nhau trên nhiều kênh, không thể tạo ra sự thống nhất và liền mạch trên tất cả các kênh, làm sao đảm bảo sự hài lòng của khách hàng trên mọi mặt trận bán hàng? Những nhà bán lẻ quy mô lớn có thể trút hầu bao đầu tư nhiều vào trung tâm hoàn tất đơn hàng. Sau đó, quản lí chuỗi cung ứng bằng các nguồn lực nội bộ và sử dụng dụng vụ thuê ngoài để đảm bảo mọi tiến trình mua hàng diễn ra trơn tru, không bị đứt đoạn gây ra thiếu hụt hàng hóa. Tuy nhiên, điều này không dễ dàng với các doanh nghiệp MSME. Do đó, xu hướng ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thuê ngoài như là giải pháp cho những khó khăn hiện tại.
- Tính chính xác của giao hàng nhanh
Người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn về tốc độ giao hàng, họ mong muốn nhận hàng nhanh hơn. Vì vậy, doanh nghiệp thường phải hứa hẹn giao hàng trong ngày hoặc trong thời gian sớm nhất từ 1-2 ngày để giữ chân khách hàng, tránh nguy cơ khách hàng đổi ý. Tuy nhiên, nếu công việc giao hàng của nhân viên chậm trễ cho qui trình hoàn tất đơn hàng không ổn định và chuyên nghiệp, khách hàng có thể phàn nàn về chất lượng dịch vụ. Vì vậy, việc lựa chọn công ty giao hàng uy tín, quản lí vận chuyển hàng bằng công nghệ thích hợp là điều cần thiết.
- Tối thiểu hóa chi phí vận chuyển
Có nhiều cách để quá trình luân chuyển hàng hóa nhanh chóng khi bán hàng theo kiểu “brick and mortar” (bán trực tuyến có cửa hàng thực tế). Tuy nhiên, đâu mới là giải pháp vận chuyển phù hợp để đảm bảo khách hàng hài lòng với chi phí thấp? Mỗi doanh nghiệp có tiêu chuẩn và ngân sách riêng để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển. Sử dụng dịch vụ vận chuyển thuê ngoài là điều bắt buộc để thực hiện hiệu quả công tác logistics cho mô hình omni channel.
- Phát sinh sau mua hàng
Khách hàng ngày nay không chỉ đòi hỏi hàng hóa vận chuyển nhanh chóng, mà họ còn yêu cầu sự đảm bảo của người bán nếu họ muốn hoàn hàng. Như vậy, doanh nghiệp phải chú trọng việc hỗ trợ khách hàng nếu có các phát sinh sau mua. Logistics có hiệu quả sẽ giúp khách hàng dễ dàng trả lại sản phẩm được mua trực tuyến thông qua cửa hàng thực tế gần nhất, nhờ đó khách hàng hài lòng hơn về dịch vụ và cơ hội mua hàng lặp lại cao hơn. Tuy nhiên, nếu số cửa hàng thực tế không thể đáp ứng những phát sinh sau mua của khách hàng khắp cả nước, doanh nghiệp phải sử dụng dịch vụ thu hàng nhanh chóng. Việc quản lí hàng bị hoàn lại tốn kém nhiều chi phí, nếu xử lí chậm trễ hoặc không thỏa đáng với yêu cầu của khách hàng, nguy cơ mất khách hàng rất cao. Vì vậy, doanh nghiệp luôn phải giải quyết kịp thời và hợp lý nếu có phát sinh sau mua hàng.
Bài viết liên quan: 3 chìa khóa thành công trong thời omni channel
Công tác hậu cần, kho vận cho omni channel phải đảm bảo cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng. Điều này chỉ có thể đạt được nếu nhà bán lẻ đủ nguồn lực đầu tư song song cho các hoạt động trực tuyến và cửa hàng thực tế. Vì vậy, đây không phải chuyện dễ dàng với hơn 200.000 doanh nghiệp MSME tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của dịch vụ bên thứ 3 (3PL) sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn trong mô hình omni channel. Trong đó, Boxme Global tự hào là nhà cung cấp dịch vụ 3PL về fulfillment uy tín tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Dịch vụ của
Boxme được thiết kế trọn gói, bao gồm cho thuê kho bãi, quản lí tồn kho, xử lí đơn hàng, giao hàng, thu tiền và xử lí các phát sinh sau mua. Do đó, doanh nghiệp có thể hoàn toàn tập trung vào việc bán hàng mà vẫn đảm bảo hàng hóa đến tay người mua đúng nơi, đúng lúc. Tại sao không tập trung toàn lực tăng doanh số với cơ hội từ thời đại omni channel?