Tầm quan trọng của kho vận hậu cần trong cuộc đua thương mại điện tử

Chia sẻ:

Mục lục

Trong những năm gần đây, thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh chóng. Đi kèm với đó là yêu cầu về sự phát triển của chuỗi cung ứng và kho vận hậu cần để đáp ứng được sự tăng trưởng của ngành.

Ngày 29.8 vừa qua, Shopee vừa kí một thỏa thuận hợp tác chiến lược với BW Industrial (liên doanh giữa Becamex IDC và quỹ đầu tư tư nhân toàn cầu Warburg Pincus) và Best Inc – một nền tảng chuỗi cung ứng nhằm phát triển hoạt động logistic tại thị trường Việt Nam. Theo thỏa thuận này, Shopee đã nâng diện tích lưu kho của mình thêm 5 ha tại Hồ Chí Minh do BW Industrial cung cấp.

Đối với đối tác Best Inc, con số 5 ha kho tự động của BW Industrial cung cấp cho Shopee chỉ là số lẻ so với tổng diện tích 650 ha kho vận của họ để xử lý hơn 20 triệu đơn hàng mỗi ngày và dự kiến sẽ tăng lên thành 30 triệu đơn hàng/ngày trong năm tới.

Đại diện Best Inc, tổng giám đốc ông Nelson Wu cho biết: sự tăng trưởng của Shopee và tiềm năng thị trường lớn ở Việt Nam là cái mà doanh nghiệp nhìn vào khi quyết định đầu tư vào. Cùng với đó tổng giám đốc Shopee Việt Nam, ông Trần Tuấn Anh cũng nhận định vấn đề kho vận ở Việt Nam là một bài toán khó và “nan giải” cho nền thương mại điện tử hiện tại.

Hiện tại trên thị trường Việt Nam, đa phần các giải pháp hậu cầu kho vận vẫn đang ở giai đoạn sơ khai chưa đáp ứng đủ cho các khách hàng nhỏ lẻ. Đối với một sàn TMĐT như Shopee thì việc có một hệ thống kho vận hậu cần là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc đưa doanh nghiệp phát triển nhanh và lớn mạnh hơn nữa.

Shopee cho biết thời gian sắp tới, sàn sẽ dần chuyển đổi mô hình C2C của sàn sang hình thức B2C như cách mà tiki và lazada đang làm. Điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian xử lý đơn hàng và giảm chi phí để doanh nghiệp giành lợi thế trên thị trường.

Chủ tịch Tiki ông Trần Ngọc Thái Sơn trong một lần phỏng vấn với  Forbes Vietnam cho hay việc ứng dụng tự động hóa trong kho vận dưới 2 ha thì khó triển khai được hiệu quả. Bên cạnh vấn đề diện tích kho thì việc phát triển kho vận tự động còn phụ thuộc vào quy mô của thị trường có đủ lớn hay không.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (World Bank) hồi tháng 3, chi phí logistics ở Việt Nam chiếm gần 21% GPD cao nhấp trong khối ASEAN. Theo World Bank, với con số này vẫn là một gánh nặng lớn cho nền kinh tế và Việt Nam.

Các sàn TMĐT hiện nay như Shopee, Tiki, Lazada,..đã đế ý và đầu tư mạnh mẽ hơn vào hệ thống kho vận nhằm gia tăng giá trị cạnh tranh thị trường cũng như tối ưu hơn về hiệu suất và chi phí. 

Theo Euromonitor dự đoán vào năm 2020 sẽ có khoảng 30% dân số Việt Nam chuyển sang mua sắm trực tuyến. Cũng trong năm 2020, hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam cũng dự báo thị trường đạt quy mô tới 13 tỷ USD. Để chuẩn bị cho sự tăng trưởng đó, đòi hỏi các sàn TMĐT hiện tại phải đẩy mạnh quy mô cũng như đầu tư đúng mức vào kho vận để có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Theo Brandsvietnam.

Với thế mạnh về mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á, Boxme tự tin sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng triển khai các chiến dịch bán hàng online không chỉ trong lãnh thổ Việt Nam mà ra cả ngoài biên giới. 

Nhận tư vấn ngay!

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á