Thị trường Logistics nói chung đã có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong năm 2021 và dự kiến đạt 55.7 tỷ USD vào năm 2025 (Asian Robotics Review – World Bank). Các công ty logistics đang liên tục chuyển đổi để phù hợp với nhu cầu của thị trường kỹ thuật số ngày càng phát triển.

Nhiều thị trường trong khu vực đã có sự vươn lên về chỉ số LPI theo đánh giá của World Bank. Theo đó, Thái Lan đang dẫn đầu khu vực với chỉ số LPI là 3.41, đứng thứ hai là Việt Nam (LPI 3.27), tiếp theo là Malaysia (LPI 3.22), Indonesia (LPI 3.15) và Philippines (LPI 2.90).

* Thị trường có LPI càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động hậu cần càng tốt.

Thị trường e-Logistics Châu Á được kỳ vọng tăng trưởng 57% trong giai đoạn 2020-2025. Mặc dù Thương mại điện tử tăng trưởng nhanh chóng là động lực giúp Logistics ở thị trường này phát triển. Song, đây vẫn là thách thức đối với các quốc gia có địa hình phức tạp như ở Đông Nam Á.

Doanh nghiệp Thương mại điện tử phải chật vật với bài toán tư duy quản lý vận hành logistics. Điều này đang dẫn tới sự tăng trưởng của dịch vụ logistics thuê ngoài, đặc biệt là các đơn vị hoàn tất đơn hàng thương mại điện tử (e-Commerce Fulfillment).

Sự phát triển của e-Logistics tại thị trường Đông Nam Á

su-phat-trien-cua-nganh-e-logistics-tai-dong-nam-a

Có thể bạn quan tâm

>>> [Tải xuống] Lịch Thương mại điện tử Đông Nam Á 2022 – Boxme Global

>>> Làm thế nào để tối ưu hoá chi phí Logistics? Giải pháp hậu cần cho nhà kinh doanh Đông Nam Á

>>> Bùng nổ E-logistics và Tự động hoá kho hàng Thương mại điện tử ở thị trường Đông Nam Á

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *