Kinh doanh trên mạng xã hội là gì?

Kinh doanh trên xã hội được định nghĩa là một nhánh con của TMĐT liên quan đến việc sử dụng các mạng xã hội để thúc đẩy việc mua bán các sản phẩm và dịch vụ online. Bằng cách sử dụng các chiến thuật khác nhau như kể chuyện, quảng cáo, KOLs, khuyến khích phản hồi của khách hàng, các thương hiệu có thể nâng cao danh tiếng và sự quan tâm trên mạng xã hội, với mục đích cuối cùng là tăng doanh số.

Tiềm năng thị trường Đông Nam Á

Là một trong những cộng đồng trẻ và lớn nhất trên thế giới, Đông Nam Á đang bước vào thời kỳ hoàng kim của phát triển công nghệ. Theo báo cáo của Google & Temasek năm 2019 về nền kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á, tổng giá trị thị trường đã đạt 100 tỷ đô la vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng gấp ba lên 300 tỷ đô la vào năm 2025, chiếm 8,5% GDP của khu vực.

Thương Mại Điện Tử Đông Nam Á - Boxme

TMĐT là ngành dẫn đầu, chiếm tỷ trọng lớn nhất khu vực với trị giá 23 tỷ đô la, được dự đoán sẽ vượt 100 tỷ đô la vào năm 2025. Mặc dù các nền tảng TMĐT đang cạnh tranh vô cùng khốc liệt để tranh giành thị phần, mảng kinh doanh trên mạng xã hội vẫn không bị bỏ qua do số lượng người dùng khổng lồ có thể dễ dàng được chuyển đổi thành khách hàng.

Yếu tố thúc đẩy

Sự phát triển của công nghệ

Trong số 660 triệu người ở Đông Nam Á, gần hai phần ba là người dùng Internet. Và trong số 416 triệu người dùng Internet, 375 triệu người đang sử dụng mạng xã hội. Trong thế giới của smartphone giá rẻ, 90% những người dùng Internet này sử dụng điện thoại di động làm thiết bị truy cập chính của họ, đây là viễn cảnh lý tưởng cho TMĐT tập trung vào trải nghiệm trên thiết bị di động.

Các cửa hàng truyền thống từng thu hút được khách hàng thông qua những trải nghiệm thực tế nhưng khi công nghệ đang dần được tích hợp vào cuộc sống của chúng ta, ngày càng có nhiều khách hàng yêu thích sự tiện lợi của TMĐT hơn là trải nghiệm thật. Báo cáo về TMĐT của PayPal chỉ ra rằng 85% người mua hàng online ở Đông Nam Á đánh giá trải nghiệm mua hàng qua mạng xã hội là một cách mua hàng “nhanh chóng và dễ dàng”.

Thế hệ Y (Thế hệ Millennials – những người sinh từ năm 1980 đến năm 1995) là lý do chính của sự thay đổi này do sự quen thuộc với công nghệ và việc sử dụng rộng rãi các mạng xã hội. Họ cũng là thế hệ đầu tiên sử dụng thanh toán trực tuyến, với gần một nửa số người thế hệ Y ở độ tuổi 20 và 30 là người dùng thường xuyên. Theo công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, trong số các thị trường mới nổi cho người tiêu dùng dưới 30 tuổi, mạng xã hội được xếp hạng cao nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Việc sử dụng điện thoại thông minh, mạng xã hội và thanh toán kỹ thuật số đang phát triển không ngừng ở Đông Nam Á. Do đó, là mô hình kinh doanh có liên quan trực tiếp, việc bán hàng qua mạng xã hội là một bước đi đúng đắn của doanh nghiệp để có thể phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Đặc điểm xã hội

Một báo cáo của Econsultancy tiết lộ rằng mạng xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định mua hàng của người Đông Nam Á. Mặc dù người mua có thể không sẵn lòng mua hàng qua mạng xã hội, nhưng đó là một nguồn thông tin tuyệt vời. Gần như tất cả những người được hỏi (96%) nói rằng họ truy cập các trang mạng xã hội để tham khảo kỹ càng trước khi mua một món hàng online. 6 trên 10 người nói rằng việc mua hàng online của họ bị ảnh hưởng bởi những gì họ thấy trên mạng xã hội.

Gần một nửa trong số họ (44%) mua sắm online hơn 3 lần trong 3 tháng qua và 29% xác nhận đã chi hơn 100 đô la (~ khoảng 2.300.000 VNĐ) mỗi tháng cho mua sắm trực tuyến – một con số khá cao so với mức trung bình của khu vực.

Và sức ảnh hưởng của mạng xã hội không dừng lại ở đó. Những người mua hàng thường chia sẻ chi tiết về những gì họ đã mua trực tuyến trên mạng xã hội cho người thân và bạn bè, hoặc ít nhất 82% số người được hỏi đã nói như vậy.

Khi hàng tỷ đô la đang được đầu tư để xây dựng các kênh TMĐT lớn như Shopee và Lazada, mọi người vẫn lựa chọn các kênh mạng xã hội đơn giản như Facebook, WhatsApp và Instagram. Lí do là gì? Câu trả lời rất đơn giản: sự thuận tiện. Dành ra rất nhiều thời gian trên mạng xã hội, người Đông Nam Á thích việc có thể mua hàng trực tiếp ngay khi họ lướt xem bảng tin hàng ngày. Họ thích nói chuyện với người bán hơn là phải làm theo từng bước mua hàng trên sàn TMĐT, và họ không thấy có vấn đề gì với việc phải cung cấp thông tin cá nhân nhiều lần cho những cửa hàng khác nhau.

Người nổi tiếng và người có ảnh hưởng

Ngày trước, chỉ những người nổi tiếng mới hợp tác với các thương hiệu để giúp quảng bá sản phẩm. Nhưng khi các tập khách hàng ngày càng trở nên cụ thể và rõ ràng hơn với nhiều ngách hàng khác nhau, thương hiệu đã mở rộng đối tượng tới những người có ảnh hưởng (KOLs) ít được coi là nổi tiếng ngoài đời thật.

Nền TMĐT Đông Nam Á chứng kiến các chiến dịch lớn như Cristiano Ronaldo quảng bá cho Shopee, cùng với nhiều chiến dịch nhỏ với những KOLs thu hút các tập khách hàng khác nhau. KOLs có thể là bất cứ ai có lượng người quan tâm lớn và nhiệt tình, đặc biệt là có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng những người khác dựa trên kiến thức, thẩm quyền hoặc mối quan hệ với những người theo dõi. Và những lời giới thiệu, quảng bá của họ sẽ được tìm thấy ở đâu? Tất nhiên là trên mạng xã hội rồi!

Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *