Với 300 triệu khách hàng từ 180 quốc gia, mức tăng trưởng hơn 30%/năm, Amazon đang là một trong những kênh bán hàng hấp dẫn nhất toàn cầu, thu hút hàng triệu người bán hàng khắp thế giới. Tuy nhiên, mới đây, các trang báo điện tử đưa tin Amazon sao chép ý tưởng sản phẩm của Rain Design và bán sản phẩm với giá rẻ hơn gấp 2 lần khiến thương hiệu này mất ưu thế trên Amazon. Điều này đã đặt ra câu hỏi lớn cho người bán hàng khi kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử này.
Sản phẩm kệ laptop của Rain Design đã rất thành công trên Amazon với mức giá 43 USD. Tuy nhiên, điều này đã nhanh chóng kết thúc khi “bản sao” từ AmazonBasics xuất hiện với giá 20 USD.
Nguy cơ bị sao chép ý tưởng sản phẩm trên Amazon. Ảnh: Cafebiz
Trong thực tế, Rain Design không phải là trường hợp duy nhất bị Amazon “mượn” ý tưởng sản phẩm. Vào năm 2009, thương hiệu riêng của Amazon xuất hiện trên thị trường với tên gọi “AmazonBasics” với danh mục sản phẩm bao gồm dây cáp, dây điện, và nổi bật hơn là pin tiểu với giá chỉ bằng 2/3 các hãng lớn như Energizer và Duracell. Doanh số của pin AmazonBasics nhanh chóng chiếm hơn 33% thị trường pin trực tuyến, trở thành thương hiệu pin bán chạy nhất trên Amazon.
>> Xem thêm: 4 Bước để trở thành người bán hàng thành công trên Amazon
>> Xem thêm: Thương mại điện tử Việt Nam 2020: Kênh bán nào là phù hợp?
Hiện nay, Amazon đang sở hữu 100 thương hiệu, 4.600 sản phẩm ngay trên trang thương mại điện tử nổi tiếng nhất thế giới. Từ quần áo trẻ em Spotted Zebra, đồ lót nam Good Brief, thức ăn cho thú cưng Wag, hay phụ kiện nội thất Rivet. Có thể thấy, Amazon dần trở thành một thế lực mới, tự tin cạnh tranh với mọi “đối tác” đang bán hàng trên chính nền tảng của mình.
Mặt khác, ngay cả khi thương hiệu trút “hầu bao” cho quảng cáo tài trợ, Amazon vẫn có cách hiển thị sản phẩm của mình trước hoặc ngang bằng với vị trí quảng cáo. Sau khi tìm kiếm từ khóa “pin” trên thanh công cụ của Amazon, người dùng có thể thấy mẫu quảng cáo của Energizer với chú thỏ hồng quen thuộc.
Sức mạnh dữ liệu từ Amazon. Ảnh: Cafebiz
Tuy nhiên, ngay bên cạnh quảng cáo là hàng chục sản phẩm AmazonBasics với logo “bán chạy”, “Amazon tuyển chọn” dành riêng cho sản phẩm được khách hàng đánh giá cao với tỷ lệ trả hàng thấp. Nếu như khách hàng đang tìm kiếm một chiếc áo sơ mi Louis Vuitton, trang bán hàng ngay lập tức “giới thiệu” 2 thương hiệu tương tự là Amazon Essentials với giá chỉ 12 USD, hay cao cấp hơn là áo Goodthreads (một thương hiệu khác của Amazon) với giá 25 USD.
>> Xem thêm: Năm 2021 có là cơ hội tốt để bán hàng trên Amazon Việt Nam?
>> Xem thêm: Tiềm năng bán hàng Amazon năm 2021 cho người bán Việt Nam
Ngoài ra, chính Amazon cũng nắm được sở thích và nhu cầu của khách hàng thông qua hành vi tìm kiếm, từ đó nhanh chóng “lôi kéo” khách trở lại thông qua các chiến dịch gửi email, quảng cáo re-targeting, tặng phiếu giảm giá… chính xác tới từng đối tượng. Nếu bạn muốn truy cập các dữ liệu người dùng nêu trên, bạn phải tham gia chương trình Phân tích Bán lẻ Cấp cao của Amazon, với mức phí là 1% doanh thu hoặc ít nhất là 100.000 USD. Nhưng nếu chấp nhận trả phí để khai thác thông tin, quyền hạn truy cập dữ liệu của Amazon cũng rất giới hạn.
Đó là những rủi ro khi bán hàng trên Amazon mà người bán phải chấp nhận, bao gồm nguy cơ bị sao chép sản phẩm bán chạy như Rain Design và việc khó quản lý dữ liệu khách hàng. Nhưng đổi lại người bán được Amazon hỗ trợ tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng có mức chi tiêu cao trên toàn cầu.
>> Xem thêm: Automated fulfillment là gì? Lợi ích của Automated fulfillment
>> Xem thêm: Kinh doanh trên Amazon 2021: Amazon hỗ trợ người bán trước tương lai đầy thách thức
Do đó, điều quan trọng nhất khi bán hàng trên Amazon là phải xây dựng thương hiệu vững chắc. Đừng quá phụ thuộc vào một kênh mà hãy phân phối trên nhiều kênh khác như eBay, Etsy hoặc sở hữu website bán hàng riêng để xây dựng lượng khách hàng trung thành, hạn chế rủi ro cạnh tranh với Amazon như trường hợp của Rain Design.
Xây dựng thương hiệu là phương án hiệu quả nhất cho việc kinh doanh và phát triển lâu dài không chỉ trên kênh Amazon mà còn với kênh bất kì ở môi trường trực tuyến.
Boxme hỗ trợ người bán hàng Việt nhập kho Amazon để bán hàng theo hình thức FBA. Boxme sẽ giúp bạn:
- Tiếp nhận hàng hóa từ phía người bán (hoặc nhận lấy hàng từ người mua), tiến hành xử lí, đóng gói và dán nhãn theo qui định của Amazon, sau đó được Boxme chuyển từ Việt Nam sang nhập kho Amazon tại Mỹ.
- Quá trình này được xử lí và kiểm tra khắt khe lúc đóng gói, vì vậy hạn chế được trường hợp hàng lỗi, hàng sai qui định phải hoàn hàng.
- Dịch vụ Pre-FBA của Boxme là dịch vụ trọn gói với qui trình hoàn thiện, hạn chế trường hợp hư hỏng hàng hóa do chuyển tiếp giữa các trung gian, khác với sử dụng riêng lẻ từng dịch vụ.
- Boxme cung cấp dịch vụ Pre-FBA với mức giá cạnh tranh, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lên đến 3-5 lần so với giá trực tiếp của các hãng vận chuyển quốc tế.
- Đảm bảo hàng đến kho Amazon chỉ trong vòng 6 ngày.
Có thể bạn quan tâm
>>> Lựa chọn sàn thương mại điện tử nào để bắt đầu kinh doanh?
>>> 5 tác động làm thay đổi Thị trường Thương Mại Điện Tử Việt Nam
Về Boxme: Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.