Vì sao thanh toán trực tuyến chưa thể thay thế thanh toán CoD?

Chia sẻ:
Vì sao thanh toán trực tuyến chưa thể thay thế thanh toán CoD?

Mục lục

Mặc dù cơ sở hạ tầng dành cho thanh toán trực tuyến đã dần hoàn thiện hơn, nhưng CoD (Nhận hàng – thanh toán) vẫn chiếm ưu thế với 92% đơn hàng. Tại sao sự chênh lệch này vẫn kéo dài đến hiện nay?

Rủi ro từ CoD với các chủ shop

Thanh toán CoD vốn là giải pháp thanh toán đảm bảo quyền lợi cho người mua, phù hợp với thói quen mua sắm người tiêu dùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều hỗ trợ giao hàng thu hộ, việc nhận hàng trả tiền tại nhà rất dễ dàng. Tuy nhiên, CoD đã đặt một áp lực vô hình lên người bán, tạo ra gánh nặng chi phí và rủi ra khá lớn. Tỉ lệ hủy đơn hàng với các đơn CoD cao hơn so hình thức thanh toán khác. Khi có đơn hàng CoD, người bán phải trả trước phí vận chuyển và thu hộ cho đơn vị vận chuyển. Vì vậy, nếu người mua không nhận hàng hoặc không liên lạc được với người mua trong 7 ngày, người bán phải chịu phí hoàn hàng và các rủi ro chuyển hoàn khác.

Thêm vào đó, vòng quay vốn với các đơn hàng CoD khá chậm. Lí do là bởi tiền hàng thu về khá mất thời gian, chưa kể các phát sinh như trả hàng, thanh toán sai, hàng giao chậm,…Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của các chủ shop. Có thể thấy CoD khá bất lợi cho người bán, nhưng tại sao chủ shop phải duy trì CoD như biện pháp thanh toán hàng đầu?

Thanh toán CoD lợi cho người mua nhưng thiệt cho người bán
Thanh toán CoD lợi cho người mua nhưng thiệt cho người bán

1/ Thói quen tiêu dùng khó thay đổi

Người Việt trước đến nay vẫn quen với với việc mua sắm và thanh toán tiền mặt ở các chợ truyền thống. Sự phát triển chậm trễ của thương mại điện tử tại Việt Nam khiến người tiêu dùng vẫn chưa đủ thời gian thích ứng và thay đổi thói quen này. Ngay cả khi các kênh mua sắm trực tuyến đã rất phổ biến, phần đông người tiêu dùng vẫn lựa chọn chợ truyền thống, siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa, nhất là các khu vực nông thôn.

Thói quen mua sắm ảnh hưởng thói quen thanh toán, người tiêu dùng vẫn yêu thích sử dụng tiền mặt. Thêm vào đó, không nhiều điểm chấp nhận thanh toán tiền điện tử, do đó việc lưu trữ tiền mặt và chi tiêu là rất cần thiết.

2/ Chỉ số niềm tin vào mua sắm trực tuyến còn thấp

Các chính sách đảm bảo mua sắm trực tuyến và bảo vệ quyền lợi người mua còn rất lỏng lẽo, việc người tiêu dùng không tin người bán online là điều rất dễ hiểu. Những trường hợp khách hàng bị lừa đảo, thanh toán rồi không giao hàng, giao sai hàng, hàng giả, hàng kém chất lượng, bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển,…đã khiến khách hàng e dè hơn với việc mua hàng online. Do đó, khách hàng ưu chuộng CoD để đảm bảo nhận được hàng, kiểm tra đúng món hàng mình cần mua, đảm bảo quyền lợi của họ. Bao giờ phía người mua đảm bảo việc đổi trả dễ dàng, cam kết giao đúng sản phẩm, hàng hóa công khai nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,…thì thị trường mới có thể kì vọng vào thanh toán trực tuyến.

>>>> Tại sao chỉ số niềm tin tiêu mua sắm online còn rất thấp?

3/ Người tiêu dùng chưa tiếp cận thanh toán điện tử

Xu hướng thanh toán phi tiền mặt chỉ thực sự phổ biến tại khu vực thành thị. Trong khi tỉ lệ dân số nông thôn chiếm hơn 65%, phần lớn người tiêu dùng tại nông thôn, người lao động nghèo, thu nhập thấp tại thành thị,… chưa tiếp cận được với thanh toán điện tử, một số ít có thẻ ngân hàng nhưng chỉ để rút tiền và chuyển khoản. Mặc dù thương mại điện tử đang “dạt” về các vùng quê rất mạnh mẽ những năm gần đây, nhưng điều kiện về thanh toán trực tuyến chưa thể đáp ứng, người tiêu dùng vẫn chọn CoD.

4/ Chủ shop chưa chủ động

Theo khảo sát của Bizweb với 2300 trang web bán hàng, chỉ 7,6% trang web tích hợp các phương tiện thanh toán trực tuyến, 92,4% số còn lại không tích hợp vì rất nhiều lí do. Tỉ lệ chấp nhận thẻ thanh toán tại các điểm bán chỉ 16%, tại các cửa hàng thương mại điện tử chỉ 4%. Nếu không tạo điều kiện thay đổi thói quen chi trả tiền mặt, rất khó để người tiêu dùng thanh toán trực tuyến, trả trước cho đơn hàng.

Liệu có giải pháp nào thay thế?

CoD được biết đến là giải pháp giao hàng – thu tiền mặt (Cash on Delivery) để đáp ứng cho các nhu cầu hiện tại. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử đã phát triển rất mạnh mẽ, cho phép khách hàng nhận hàng và thanh toán trực tiếp bằng thẻ mà không phải dùng tiền mặt. Phương pháp này giải quyết bài toán giữa thói quen người mua và đảm bảo cho người bán. Boxme kết hợp Công ty mPos và hãng vận chuyển ViettelPost bổ sung hình thức giao hàng – quẹt thẻ tại nhà (Card on Delivery) với các ưu điểm sau:

  • Bảo vệ người mua, đảm bảo nhận hàng rồi mới trả tiền bằng cách quẹt thẻ qua máy quẹt thẻ di động (mpos).
  • Đảm bảo vòng quay vốn nhanh cho người bán, nhận tiền ngay khi đơn hàng hoàn tất.
  • Quy trình mua sắm an toàn, người mua được kiểm tra hàng, ký tên trên màn hình cảm ứng.
Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á